Hỏi đáp cùng chuyên gia
Liên Hệ Tư Vấn
Tế bào gốc là tế bào còn non trẻ, có khả năng nhân lên và biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt khác để tạo nên các mô, cơ quan khác nhau của cơ thể và thay thế cho các tế bào ở các mô, cơ quan bị mất đi do già và chết tự nhiên hoặc bị tổn thương vì các nguyên nhân khác nhau. Nói một cách đơn giản: trong một đất nước có nhiều người từ trẻ tới già, đủ mọi thành phần lứa tuổi và nghề nghiệp chức năng xã hội; trong một cơ thể cũng vậy, có nhiều loại tế bào đủ mọi thành phần từ non tới già và có các chức năng khác nhau để duy trì hoạt động của cơ thể. Các tế bào gốc trong cơ thể giống như các cháu thiếu niên, nhi đồng trong xã hội, chưa biết làm việc gì cụ thể nhưng có khả năng lớn lên sẽ thay thế những người mất đi do tuổi già hoặc tai nạn để duy trì hoạt động bình thường của đất nước. Nói cách khác tế bào gốc như là “đội hậu bị” của cơ thể để duy trì và khắc phục khi mất mát các tế bào.
Trong cơ thể các tế bào gốc có ở các vị trí đặc biệt được gọi là “ổ” tế bào gốc (“stem cell niche”), rải rác ở khắp các mô và cơ quan trong cơ thể. Từ đây, các tế bào cứ đều đặn (hoặc tăng tốc độ khi có nhu cầu như sau nhiễm trùng hay chấn thương) tăng sinh và biệt hoá, cung cấp nguồn tế bào mới để tái tạo mô và giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái cân bằng. Ổ tế bào gốc là những cấu trúc rất đặc biệt và khác nhau tùy theo ổ ấy nằm ở mô nào. Chúng có cấu tạo bao gồm các tế bào và phân tử có nhiệm vụ tạo ra một vi môi trường thích hợp cùng các tín hiệu cần thiết vừa bảo vệ tế bào gốc trước các tín hiệu gây chết tế bào theo chương trình (apoptosis) từ bên ngoài lọt vào, vừa điều phối hoạt động đều đặn hay tăng tốc của chúng khi cần, đồng thời kiểm soát không cho chúng phát triển quá mức dẫn đến ung thư. Nói một cách đơn giản: ổ tế bào gốc giống như các nhà trẻ và ở đó cần được duy trì tình trạng “sạch, đẹp, an toàn”
Quá trình liền vết thương và phục hồi các thoái hoá/tổn thương của các mô, cơ quan trong cơ thể có nhiều cơ chế phức tạp nhưng kết quả cuối cùng là tái lập lại các mô đã bị thoái hoá/tổn thương đó. Chính các tế bào gốc là lực lượng dự trữ được huy động để tái tạo các tế bào bị tổn thương đó. Ở các cơ thể còn trẻ, khỏe thì lượng tế bào gốc còn phong phú nên khả năng liền vết thương mạnh. Với các cơ thể già và yếu thì lượng tế bào gốc cũng suy yếu nên không còn khả năng tự tái tạo dẫn đến các biểu hiện của tuổi già, suy các cơ quan hoặc không liền vết thương. Vì thế dùng tế bào gốc trong điều trị chính là đưa vào cơ thể các tế bào non trẻ để có thể có thể tạo ra các loại tế bào mới, mô mới để bổ sung hoặc thay thế cho các tế bào và mô cơ quan bị tổn thương hay mất chức năng.
Các tế bào gốc có thể lấy ra từ phôi, thai, dịch ối, dây rốn, nhau thai, các mô khác nhau của người sau khi sinh cho đến người trưởng thành. Dựa vào nguồn mô lấy ra để phân lập so với giai đoạn phát triển phôi thai và cơ thể người ta chia các tế bào gốc thành các loại sau:
- Tế bào gốc phôi (embryonic stem cells): là các tế bào gốc được lấy từ khối tế bào bên trong của phôi nang 4-7 ngày tuổi. Đây là các tế bào chưa biệt hoá, có tính vạn tiềm năng, có thể phát triển thành gần như bất kỳ loại tế bào nào của cơ thể.
- Tế bào gốc thai (foetal stem cells): là các tế bào gốc được phân lập từ tổ chức thai sau nạo phá thai. Đây là các tế bào vạn tiềm năng hoặc đa tiềm năng, tức là chúng có tiềm năng phát triển thành nhiều loại tế bào khác nhau của các mô và cơ quan.
- Tế bào gốc nhũ nhi (infant stem cells): là các tế bào đa tiềm năng hoặc vạn tiềm năng phân lập từ cơ thể trẻ sơ sinh, dây rốn, và từ nhau thai.
- Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cells): là các tế bào chưa biệt hoá, được tìm thấy số lượng ít trong các mô của người trưởng thành (tủy xương, máu ngoại vi, mô não, mô da, mô cơ…), được cho là có tính đa tiềm năng.
- Tế bào gốc giống tế bào gốc phôi hay tế bào gốc vạn tiềm năng cảm ứng là những tế bào đã biệt hóa được đưa thêm một số gen của tế bào gốc phôi vào để cảm ứng chúng làm cho chúng có đặc tính giống như tế bào gốc phôi.
Trong số các nguồn cung cấp tế bào gốc kể trên, việc lấy tế bào gốc từ phôi, thai, dịch ối trước sinh có liên quan đến hủy phôi, nạo phá thai, can thiệp chọc dịch ối trước sinh là những việc làm có liên quan đến các lo ngại về đạo đức và ảnh hưởng bất lợi cho thai nhi; Việc lấy tế bào gốc từ các mô ở người trưởng thành như tủy xương, máu ngoại vi, nang lông… có những khó khăn về kỹ thuật và hạn chế về số lượng tế bào cũng như chất lượng tế bào gốc vì chúng tương đối “già” hơn so với các tế bào gốc lấy từ phôi và thai. Dây rốn và nhau thai sau khi sinh là sản phẩm thường bị bỏ đi như rác thải y tế. Tuy nhiên trong các tổ chức này có chứa các tế bào có nguồn gốc từ cơ thể của em bé, bao gồm cả các tế bào gốc. Các tế bào gốc lấy từ dây rốn có các ưu điểm chủ yếu sau:
- Thu hoạch dây rốn để tách tế bào gốc không gây ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của cả mẹ và con vì dây rốn được lấy sau khi sinh đã “mẹ tròn con vuông”.
- Thu hoạch và cất giữ tế bào gốc dây rốn không liên quan đến phôi, thai, nên không có lo ngại về vấn đề đạo đức như các loại tế bào gốc phôi và tế bào gốc thai.
- Từ dây rốn có thể thu được nhiều loại tế bào gốc bao gồm các tế bào gốc trong máu dây rốn (chứa nhiều tế bào gốc tạo máu, tương tự như các tế bào gốc ở tủy xương) và các tế bào gốc trung mô và biểu mô từ màng dây rốn, và có thể các loại tế bào gốc khác từ nhu mô dây rốn mà chúng ta chưa biết hết.
- Các tế bào gốc từ dây rốn còn rất trẻ, chúng thuộc loại các tế bào gốc nhũ nhi nên khả năng phân chia tốt và tiềm năng phát triển thành các loại tế bào khác là tương đối lớn, do vậy phạm vi ứng dụng cũng lớn.
- Có thể lưu trữ lâu dài để sử dụng điều trị cho chính người có dây rốn ấy hoặc người thân trong gia đình hoặc ai đó trong cộng đồng có các chỉ số sinh học phù hợp với mẫu tế bào gốc dây rốn đó.
- Các tế bào gốc từ dây rốn có các đặc điểm đặc ưu về phương diện miễn dịch để dễ được cơ thể khác chấp nhận, nên khi được dùng để điều trị cho người khác không phải là em bé có dây rốn đó thì các tế bào gốc này dễ được cơ thể nhận chấp nhận và hòa hợp tốt hơn với cơ thể mới đó.
Dây rốn là đoạn kết nối giữa rốn của thai nhi và nhau thai bám ở thành tử cung của người mẹ, có vai trò là cầu nối giữa người mẹ và em bé để vận chuyển ô-xy và các chất dinh dưỡng từ người mẹ chuyển qua em bé. Máu của em bé được chuyển qua dây rốn sang nhau thai để tiếp xúc với máu mẹ qua màng nhau thai để lấy ô-xy và chất dinh dưỡng rồi sau đó qua dây rốn quay trở lại với em bé. Khi em bé sinh ra dây rốn được kẹp và cắt sát phía em bé, phần còn lại dính vào nhau thai thường được vứt bỏ cùng với bánh nhau sau khi sổ nhau dưới dạng rác y tế. Trong đoạn dây rốn và bánh nhau này còn sót lại một lượng máu của em bé được gọi là máu dây rốn. Thành phần của máu dây rốn bao gồm tất cả các thành phần của máu như các tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Ngoài ra trong máu dây rốn còn có các tế bào gốc, chủ yếu là các tế bào gốc tạo máu – là các tế bào sẽ sinh ra tất cả các loại tế bào máu tương tự như các tế bào gốc tạo máu có ở tủy xương. Đấy là lý do tại sao có
Dây rốn được bao bọc bên ngoài là một lớp màng quấn quanh tổ chức của dây rốn. Từ lớp màng bao dây rốn này có thể thu được hai loại tế bào gốc là tế bào gốc biểu mô và tế bào gốc trung mô. Tế bào gốc biểu mô là những tế bào làm nhiệm vụ che phủ, bao quanh cơ thể như biểu mô da hoặc là các tế bào biểu mô niêm mạc che phủ tạo nên lớp che đậy mặt trong của các cấu trúc rỗng như ổ bụng, các tạng rỗng như phổi, ruột, bàng quang…. Tế bào gốc trung mô cấu tạo nên phần chính trong cấu trúc nền của các mô, cơ quan.
Từ đầu những năm 1990, và cho tới nay chủ yếu là ứng dụng của các TBG tạo máu phân lập từ máu dây rốn để điều trị hàng loạt bệnh lý thiếu máu và bệnh lý ác tính cơ quan tạo máu như điều trị bệnh lơ-xê-mi và u lympho; điều trị các rối loạn máu bẩm sinh bao gồm thiếu máu bất sản, beta-thalassemia, hội chứng Blackfan-Diamond, thiếu máu hồng cầu liềm… TBG máu dây rốn là một nguồn lý tưởng thay thế cho TBG tuỷ xương và do vậy xu hướng sử dụng ghép TBG máu dây rốn thay cho ghép TBG tuỷ xương hoặc TBG máu ngoại vi đang được áp dụng ngày càng nhiều.
Cho đến nay các tế bào gốc máu dây rốn đã được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau thuộc 3 nhóm bệnh chính. Nhóm thứ nhất chiếm đa số là các bệnh ung thư máu thuộc các dòng tế bào bạch cầu hay u lympho; tiếp theo là các bệnh di truyền (của hồng cầu, của hệ thống miễn dịch và các bệnh về rối loạn chuyển hóa); thứ ba là các bệnh lý không ung thư cũng không do di truyền như suy tủy, thiếu máu nặng…
Có thể tóm tắt các chỉ định hiện nay vế ghép tế bào gốc máu dây rốn như sau:
UNG THƯ MÁU
– Bệnh bạch cầu tủy cấp tính
– Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính
– Bệnh bạch cầu tủy mãn tính
– U mô bào
– Các loại ung thư bạch cầu khác
– Hội chứng loạn sản tủy
– Đa u tủy
– Ung thư tế bào bạch cầu
KHỐI U
– Ung thư hạch Hodgkin
– Ung thư hạch Non-Hodgkin
– Bệnh mô bào huyết tế bào Langerhans
– U nguyên bào thần kinh
– U nguyên bào võng mạc
RỐI LOẠN MÁU KHÔNG ÁC TÍNH
– Thiếu máu ngừng triển (thiếu sản xuất hồng cầu)
– Hội chứng Chediak-Higashi (bạch tạng cục bộ, mắt mờ, sợ ánh sang
– Hội chứng Diamond-Blackfan
– Thiếu máu Fanconi’s
– Hội chứng suy tủy di truyền
– Suy bạch cầu bám dính
– Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm
– Dòng Thalassemia thể nặng
RỐI LOẠN SUY GIẢM MIỄN DỊCH
– Bệnh u hạt mãn tính
– Suy giảm miễn dịch phổ biến
– Kết hợp thiếu miễn dịch nghiêm trọng (SCID)
– Hội chứng Wiskott-Aldrich
RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA
– Loạn dưỡng chất trắng-thượng thận
– Bệnh Gaucher’s (rối loạn chuyển hóa lipid bẩm sinh)
– Hội chứng Hurler (bất thường bẩm sinh ở xương và sụn, gây gù lung, dị tật khung xương)
– Bệnh Krabbe (loạn dưỡng chất trắng não, gây động kinh, suy giảm trí tuệ, không sống quá 2 năm)
– Metachromatic leukodystrophy (loạn dưỡng chất trắng não dị sắc, là bệnh trẻ em, gây chết người)
– Bệnh đặc xương, làm xương bị hóa vôi và tự nứt gãy
– Bệnh Wolman (rối loạn quá trình trao đổi chất, lách to, hóa vôi tuyến thượng thận
Có thể thống kê một số bệnh viện tại Việt Nam sử dụng tế bào gốc để điều trị các bệnh lý về máu: Bệnh viện Huyết học truyền máu Trung ương, Bệnh viện nhi Trung Ương, Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, Bệnh viện Truyền máu-Huyết học Thành Phố Hồ Chí Minh, Bệnh Viện Trung Ương Huế.
- Tim
- Viêm loét đại tràng
- Tự kỷ
- Xơ gan
- Đột quỵ
- Xơ hóa phổi
- Viêm xương khớp
- Dùng hỗ trợ cho các cuộc ghép tế bào gốc tạo máu, giúp nhanh mọc mảnh ghép và hạn chế chứng mảnh ghép chống ký chủ (GVHD)
Tế bào gốc biểu mô (ESC) phân lập từ màng dây rốn cũng có khả năng được dùng để điều trị:
- Vết thương, vết loét khó lành
- Điều trị tổn hại mắt sau bỏng
- Thay thế các tế bào tiết insulin bị tổn hại trong tiểu đường
- Các loại bỏng khác nhau
- Chấn thương cơ
- Bệnh Parkinson’s
Tình hình nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc màng dây rốn ở Việt Nam đang phát triển một cách mạnh mẽ, từ năm 2008 cho đến nay, Tế bào gốc màng dây rốn đã được thử nghiệm ứng dụng tại: Viện bỏng quốc gia để chữa bỏng, Viện mắt Trung ương để chữa tổn thương giác mạc mắt,…v.v… Hiện nay, các nghiên cứu về tế bào gốc từ màng dây rốn đang phát triển mở ra nhiều hướng điều trị mới liên quan đến tế bào gốc màng dây rốn này.
Trước hết bạn liên hệ với MekoStem để được hướng dẫn và làm các thủ tục đăng ký. Bạn nên làm việc này càng sớm càng tốt ngay khi có ý định lưu giữ tế bào gốc dây rốn. Chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn các bệnh viện nơi có các bác sĩ và nữ hộ sinh đã được đào tạo cách tuyển chọn và lấy mẫu máu và dây rốn để cho bạn lựa chọn nơi sinh. Bạn nên giữ liên lạc với chúng tôi để chúng tôi biết ngày giờ và nơi bạn sinh con và sắp xếp việc lấy mẫu tại phòng sinh và vận chuyển về MekoStem. Bạn có thể tham khảo các thông tin chi tiết trên website của chúng tôi, gửi email hoặc gọi điện thoại đến MekoStem để được hướng dẫn chi tiết.
– Mekostem là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam lưu trữ cả tế bào gốc từ máu dây rốn và tế bào gốc từ màng dây rốn, cũng là ngân hàng tế bào gốc đầu tiên của Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế AABB (the American Association of Blood Banks) – Hiệp hội các ngân hàng máu Hoa Kỳ và đã được chuyển giao độc quyền công nghệ tế bào gốc màng dây rốn từ công ty CellResearch Corporation (Singapore).
– Mekostem đại diện duy nhất của Việt Nam, là thành viên của hiệp hội ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn Châu Á – Thái Bình Dương (APCBBC) Từ năm 2010
– Mekostem là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam được Bộ Y Tế cấp giấy phép cung cấp dịch vụ lưu trữ tế bào gốc cho cộng đồng.
– Mekostem có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và qui trình kỹ thuật hiện đại, cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, được các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế bảo trợ, đã được các hội đồng chuyên môn của bộ Khoa học Công nghệ và Bộ Y tế thẩm định.
– Mekostem có mạng lưới thu thập dây rốn từ nhiều bệnh viện ở các tỉnh, thành phố rộng khắp cả nước và có thẻ thu thập mẫu 24h/ngày 7 ngày/tuần.
– Mekostem cam kết bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ thể hiện trong hợp đồng dịch vụ rõ ràng, chi tiết.
Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số DT : 02838686546 để được nhân viên tư vấn chi tiết hơn hoặc xin để lại thông tin liên lạc: số điện thoại/ email…
Ở nước ta việc ứng dụng điều trị bệnh bằng tế bào gốc đã được bắt đầu từ những năm 1995, ban đầu là tế bào gốc từ tủy xương để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu như ung thư máu các loại, tan máu bẩm sinh, suy tủy… Sau tế bào gốc từ tủy xương, các tế bào gốc từ máu ngoại vi (thực chất là huy động từ tủy xương ra máu ngoại vi để thu hoạch nhằm tránh phải chọc tủy xương để lấy tế bào) rồi đến tế bào gốc từ máu dây rốn đã được sử dụng để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu. Cho đến nay kỹ thuật cấy ghép các tế bào này đã được triển khai ở nhiều bệnh viện trong cả nước, nhưng mạnh nhất là, Viện Huyết học-Truyền máu Trung Ương, Bệnh viện truyền máu-Huyết học TPHCM, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung Ương Huế. Cả nước đã có hàng trăm ca bệnh được điều trị bằng các tế bào này (trong đó có khoảng trên 20 ca từ máu dây rốn). Kỹ thuật này đã trở thành thường qui, nếu bệnh nhân có được mẫu tế bào phù hợp và có điều kiện kinh tế là thực hiện được ngay; đặc biệt Bệnh viện Nhi Trung Ương đã sử dụng tế bào gốc tạo máu của bố để ghép điều trị bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh cho trẻ sinh ra bất thường không có hệ thống miễn dịch
Sau ứng dụng tế bào gốc cho các bệnh về máu là ứng dụng tế bào gốc trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình cho các bệnh nhân gãy xương khó liền, khớp giả hoặc chỉnh hình kéo dài chi. Trong những trường hợp này thì cần dùng tế bào gốc từ tủy xương tự thân để tiêm vào các ổ gãy xương khó liền hoặc khớp giả để giúp quá trình liền xương dễ dàng hơn hoặc tiêm vào vị trí cắt xương để kéo dài chi sẽ rút ngắn thời gian liền xương và tốc độ kéo dài chi được nhanh hơn. Kỹ thuật này đã được ứng dụng ở Bệnh viện Việt Đức, Viện Chấn thương – Chỉnh hình Quân đội và Bệnh viện Chợ Rẫy. Cũng đã có hàng trăm bệnh nhân được thực hiện phương pháp điều trị này.
Trong lĩnh vực xương khớp, các bệnh viện Bạch Mai, Quân y 103, Vinmec, Nhân Dân 115, Vạnh Hạnh đã sử dụng tế bào gốc mô mỡ tự thân để điều trị bệnh thoái hóa khớp.
Trong lĩnh vực bệnh về phổi, các Bệnh viện Vạn Hạnh và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã sử dụng tế bào gốc mô mỡ để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hiện nay Bệnh viện quân y 103 và Bệnh viện Vạn hạnh bắt đầu sử dụng tế bào gốc từ mô dây rốn trẻ sơ sinh để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong lĩnh vực thần kinh và tâm thần, Bệnh viện Việt Đức đã sử dụng ghép tế bào gốc mô mỡ kết hợp với phẫu thuật cố định, giải phóng trèn ép để điều trị liệt tủy sau chấn thương; Bệnh viện Vinmec đã sử dụng tế bào gốc từ tủy xương kết hợp với tập phục hồi chức năng để điều trị bại não và tự kỷ.
Để điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim, Viện tim Quốc gia đã dùng các tế bào gốc từ tủy xương của chính bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đưa vào động mạch vành cùng chi phối vị trí nhồi máu để điều trị được 6 bệnh nhân cho kết quả bước đầu khả quan. Hiện nay, Viện này tiếp tục được Nhà nước cấp kinh phí để triển khai một nghiên cứu qui mô lớn hơn với nhiều bệnh nhân hơn.
Trong lĩnh vực nhãn khoa, Viện Mắt Trung Ương và Viện Mắt TPHCM là hai cơ sở đã sử dụng tế bào gốc ở vùng rìa giác mạc và tế bào gốc ở niêm mạc má để điều trị tái tạo lại tổn thương giác mạc mắt cho trên 30 bệnh nhân đem lại ánh sáng cho các bệnh nhân này. Hiện nay chương trình nghiên cứu này vẫn đang được tiếp tục triển khai với kỹ thuật ngày càng hoàn thiện hơn.
Ngân hàng tế bào gốc MekoStem – Công trình hợp tác giữa Công ty cổ phần hóa dược phẩm Mekophar với Học viện Quân y và một số đơn vị khác trong cả nước triển khai lưu giữ các tế bào gốc từ dây rốn trẻ sơ sinh. Trước đây các ngân hàng khác mới chỉ lưu giữ các tế bào gốc từ máu dây rốn, MekoStem lưu giữ cả tế bào gốc từ máu dây rốn và tế bào gốc từ một bộ phận khác cũng của dây rốn là màng dây rốn. MekoStem là ngân hàng đầu tiên trên thế giới lưu giữ cả tế bào gốc từ máu và tế bào gốc từ màng dây rốn. Hiện nay đã có một số ngân hàng ở Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ cũng đã triển khai lưu giữ cả hai loại tế bào như MekoStem.
Việc lưu giữ được nhiều loại tế bào hơn, đồng nghĩa cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn trong ứng dụng điều trị. Điều này có thể hiểu đơn giản là, mặc dù tế bào gốc là tế bào có thể biến đổi thành nhiều loại tế bào khác nhau nhưng chủng loại tế bào mà một tế bào gốc có thể sinh ra là có giới hạn. Ví dụ các tế bào gốc tạo máu có trong tủy xương, máu ngoại vi và máu dây rốn chỉ có thể biến thành các tế bào máu, và do đó ứng dụng điều trị chính của các tế bào này là điều trị bệnh về máu; còn để điều trị bệnh của cơ quan, tổ chức khác thì cần tế bào khác. Nếu cất giữ thêm được các tế bào gốc biểu mô và tế bào gốc trung mô từ dây rốn sẽ có thêm nguyên liệu tế bào gốc để điều trị các bệnh khác không thuộc về máu như xương, sụn, da … là những loại tế bào gốc từ màng dây rốn dễ biến đổi thành các tế bào của xương, sụn và da hơn. Nói các khác, bệnh của các cơ quan khác nhau thì cần tế bào gốc khác nhau để điều trị; cất được càng nhiều loại tế bào gốc hơn thì càng có nhiều lựa chọn hơn trong tương lai khi cần tế bào gốc để chữa bệnh.
Ngày nay khi khoa học đã có những bước tiến mới, cho phép sử dụng các tế bào của người khác để điều trị bệnh khi người bệnh không có cơ hội cất giữ tế bào gốc trước đó (ví dụ như tế bào gốc dây rốn) để có thể điều trị theo cách cấy ghép tự thân; khi đó người bệnh được cấy ghép bằng tế bào gốc của người trong gia đình thường là lựa chọn đầu tiên vì có cơ hội phù hợp các chỉ số sinh học cao nhất (tương tự như ghép gan, thận của bố mẹ hay anh chị em ruột là người cho sống cho bệnh nhân). Từ đó mục tiêu cất giữ tế bào gốc dây rốn trong các ngân hàng tế bào gốc cất giữ theo yêu cầu (private bank) nay có xu hướng đổi sang gọi là “Family Bank” ám chỉ cất tế bào gốc dây rốn vào ngân hàng để sau này sử dụng cho các thành viên trong gia đình.
Có. Đối với các bệnh về máu như các loại ung thư máu, Thalessemia, suy tủy… liều lượng tế bào gốc sử dụng trong quá trình điều trị có liên quan mật thiết với cân nặng của người bệnh, thông thường là 20 triệu tế bào/kg cân nặng. Do đó đối với tế bào gốc máu dây rốn trong kỹ thuật nhân số lượng tế bào lên chưa được hoàn thiện, số lượng tế bào khi thu thập là rất quan trọng.
Phương pháp ứng dụng tế bào gốc phụ thuộc vào chỉ định của nhà chuyên môn, các bác sĩ tham gia điều trị bệnh. Tế bào gốc máu và màng dây rốn có thể được sử dụng trực tiếp hoặc được sử dụng sau khi đã được nuôi cấy biệt hóa thành các tế bào chuyên biệt như tế bào cơ, xương, tế bào tim,…
Tế bào gốc có thể được đưa vào cơ thể theo đường truyền vào tĩnh mạch hoặc có thể tiêm trực tiếp vào vị trí tổn thương, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ điều trị cho mỗi loại bệnh cần điều trị. Cho dù cách áp dụng như thế nào thì cũng đòi hỏi điều kiện làm việc và điều kiện phòng mổ/ phòng thao tác phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn vệ sinh, vô trùng.
Việc điều trị bằng tế bào gốc đã và đang phát triển mạnh trên thế giới và Việt Nam. Ứng dụng điều trị bằng tế bào gốc ngày càng được triển khai mạnh mẽ. Hiện nay hơn 70 bệnh điều trị được bằng tế bào gốc. Lưu giữu tế bào gốc hôm nay, ngoài việc an tâm với các bệnh đã chữa được rồi thì những người gửi tế bào gốc vào các ngân hàng còn kỳ vọng vào tiến bộ của khoa học trong tương lai. Tất nhiên, như đã nói ở trên, có tế bào gốc mới chỉ là “điều kiện cần” còn đến thời điểm người đó bị bệnh trong tương lai mà khoa học vẫn chưa dùng được tế bào gốc để chữa được loại bệnh mà người đó bị thì đúng là có lưu giữ nhưng không ứng dụng được. Mặc dù vậy chúng ta cũng nên thực tế một chút, đừng kỳ vọng là tế bào gốc sẽ chữa được mọi bệnh. Việc ứng dụng được tế bào gốc để chữa khỏi hàng chục bệnh như ngày hôm nay quả thực cũng là bước tiến lớn và đáng để chúng ta an tâm cất giữ tế bào gốc rồi.
Với phương châm tập trung và thu hút nguồn chất xám và kỹ thuật cao, MekoStem có đội ngũ nhân viên lành nghề có nhiều năm kinh nghiệm từng làm việc tại các phòng thí nghiệm sinh y dược học và đã qua đào tạo chuyên sâu cả trong và ngoài nước về tế bào gốc dây rốn.
Ngay từ ngày đầu thành lập MekoStem có đội ngũ các cố vấn khoa học là các Giáo sư đầu ngành trong cả nước về các chuyên ngành nội khoa, ngoại khoa, mô học, miễn dịch học là các vị GS.TSKH Lê Thế Trung, GS.TSKH Phạm Mạnh Hùng, GS.TS Trương Đình Kiệt, GS.TS Đặng Vạn Phước. Hơn thế nữa MekoStem còn có sự hậu thuẫn kỹ thuật từ hai trường đại học y khoa lớn là Học viện Quân y và Đại học y dược Thành phố Hồ Chí Minh. MekoStem có khả năng lưu trữ hàng chục nghìn mẫu tế bào gốc từ dây rốn trẻ sơ sinh. MekoStem có công suất thu thập và xử lý hàng chục mẫu dây rốn mỗi ngày. Chúng tôi sẽ liên tục tăng cường nhân lực và thiết bị cả về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng ngày một tăng lên khi hiểu biết và điều kiện kinh tế phát triển.
Khi bệnh nhân có nhu cầu sử dụng tế bào gốc để điều trị, MekoStem phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia, bác sĩ của bệnh viện trong việc cung cấp các thông tin kỹ thuật của mẫu tế bào để cân nhắc đưa ra điều trị, đặc biệt là việc phối hợp để vận chuyển mẫu tế bào từ ngân hàng đến bệnh viện được nhanh chóng và an toàn nhất. Sau đó chúng tôi cũng phối hợp với bệnh viện theo dõi diễn biến kết quả của việc cấy ghép cho bệnh nhân. Trên thực tế MekoStem đã phối hợp với các bệnh viện Truyền máu-Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nhi Trung ương ở Hà Nội và Bệnh viện Vinmec để các bệnh viện này sử dụng để cấy ghép cho các bệnh nhân. Việc vận chuyển được thực hiện theo các qui trình kỹ thuật và quản lý theo chuẩn quốc tế, các mẫu tế bào được bệnh viện kiểm tra đánh giá chất lượng trước khi cấy ghép đều bảo đảm chất lượng.
Cấy ghép tế bào gốc có thể được thực hiện cho chính bản thân em bé (ghép tự thân) hoặc ghép cho người thân trong gia đình cũng như người ngoài cộng đồng có chỉ số sinh học phù hợp.
Tính hiệu quả của phương pháp cấy ghép tế bào gốc dây rốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là sự phù hợp về chỉ số sinh học, ở đây chỉ số thường được sử dụng nhất là HLA (kháng nguyên bạch cầu người). Các dấu ấn HLA này được di truyền từ cha mẹ qua cho con cái và được xem như là “dấu vân tay” tế bào, cho phép hệ miễn dịch nhận biết và phân biệt tế bào của cơ thể với các tế bào ngoại lai. Nếu chỉ số HLA của người cho và người nhận hoàn toàn giống nhau, hoặc trong trường hợp ghép tự thân, thì tế bào gốc khi đưa vào chữa trị sẽ dễ dàng được cơ thể chấp nhận. Trong trường hợp chỉ phù hợp một phần, sẽ phải sử dụng các biện pháp ức chế miễn dịch để không cho phản ứng thải loại mảnh ghép xảy ra.
Điều này có nhiều lý do, trong đó có cả lý do từ các ngân hàng và lý do từ các bậc cha mẹ. Về phía ngân hàng, dịch vụ lưu giữ tế bào gốc dây rốn là một loại dịch vụ đặc thù vì có liên quan đến việc chữa bệnh bằng công nghệ cao với hàm lượng khoa học trong công việc này rất lớn. Vì lẽ đó cách quảng bá thông tin về dịch vụ này không thể làm như các loại sản phẩm dịch vụ khác dẫn đến việc chưa có nhiều và thường xuyên các hoạt động tuyên truyền về lợi ích của lưu giữ tế bào gốc dây rốn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Về phía các bậc cha mẹ, những người lưu giữ tế bào gốc dây rốn cho con cần hội đủ 2 điều kiện là có hiểu biết về lợi ích của lưu giữ tế bào gốc dây rốn và có điều kiện kinh tế. Đây thường là nhóm người trẻ tuổi, năng động nhưng cũng rất bận rộn ít khi để ý đến việc này. Bên cạnh đó cũng có những người thực sự biết nhưng còn hồ nghi về khả năng chữa bệnh bằng tế bào gốc khi số ca bệnh được chữa ở Việt Nam còn ít.
Thực ra số ca bệnh ở Việt Nam còn ít nguyên nhân chính là do chúng ta mới có ít trẻ em được lưu giữ tế bào gốc dây rốn và dịch vụ này cũng mới chỉ có được vài năm nay. Các bậc cha mẹ hãy nhìn vào kết quả điều trị của hàng nghìn trẻ em đã được cứu sống bằng ghép tế bào gốc dây rốn ở các nước xung quanh chúng ta và trên thế giới để thấy hiệu quả chữa bệnh bằng tế bào gốc dây rốn. Điều quan trọng là một lần sinh con chỉ có một cơ hội duy nhất để lưu giữ tế bào gốc dây rốn cho em bé. Một khi đã vứt bỏ bánh nhau và dây rốn đi rồi thì không còn cơ hội lấy lại được những tế bào gốc đó nữa. Đây là những tế bào phù hợp nhất để chữa bệnh cho con của các vị trong tương lai một khi cần đến.
– Chi phí tìm tế bào gốc phù hợp phụ thuộc vào nhiều yếu tố: có thể tìm được tại Việt Nam hoặc tại các nước khác mà cùng trong hiệp hội TBG mà MKS tham gia, nên chi phí tìm TBG phụ thuộc vào NH đó và phí vận chuyển….
– Nếu Mekostem có mẫu hiến phù hợp với KH, KH sẽ được cho miễn phí, tuy nhiên KH phải trả các khoản xét nghiệm, chi phí khác (nếu có)
– Chi phí điều trị phụ thuộc vào từng loại bệnh và từng bệnh viện khác nhau (trong nước hoặc nước ngoài)
– Bảng phí tăng sinh sẽ cụ thể cho KH khi KH yêu cầu số lượng cần tăng sinh là bao nhiêu và thời điểm cần tăng sinh (lý do mỗi bệnh cần số lượng khác nhau, nếu số lượng càng nhiều chi phí càng thấp hơn)
– Mức phí tăng sinh TBG màng tham khảo từ 100 triệu – 200 triệu.
Ở nước ta việc ứng dụng điều trị bệnh bằng tế bào gốc đã được bắt đầu từ những năm 1995, ban đầu là tế bào gốc từ tủy xương để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu như ung thư máu các loại, tan máu bẩm sinh, suy tủy… Sau tế bào gốc từ tủy xương, các tế bào gốc từ máu ngoại vi (thực chất là huy động từ tủy xương ra máu ngoại vi để thu hoạch nhằm tránh phải chọc tủy xương để lấy tế bào) rồi đến tế bào gốc từ máu dây rốn đã được sử dụng để điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu. Cho đến nay kỹ thuật cấy ghép các tế bào này đã được triển khai ở nhiều bệnh viện trong cả nước, nhưng mạnh nhất là, Viện Huyết học-Truyền máu Trung Ương, Bệnh viện truyền máu-Huyết học TPHCM, Bệnh viện Vinmec, Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108, Bệnh viện Trung Ương Huế. Cả nước đã có hàng trăm ca bệnh được điều trị bằng các tế bào này (trong đó có khoảng trên 20 ca từ máu dây rốn). Kỹ thuật này đã trở thành thường qui, nếu bệnh nhân có được mẫu tế bào phù hợp và có điều kiện kinh tế là thực hiện được ngay; đặc biệt Bệnh viện Nhi Trung Ương đã sử dụng tế bào gốc tạo máu của bố để ghép điều trị bệnh thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh cho trẻ sinh ra bất thường không có hệ thống miễn dịch
Sau ứng dụng tế bào gốc cho các bệnh về máu là ứng dụng tế bào gốc trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình cho các bệnh nhân gãy xương khó liền, khớp giả hoặc chỉnh hình kéo dài chi. Trong những trường hợp này thì cần dùng tế bào gốc từ tủy xương tự thân để tiêm vào các ổ gãy xương khó liền hoặc khớp giả để giúp quá trình liền xương dễ dàng hơn hoặc tiêm vào vị trí cắt xương để kéo dài chi sẽ rút ngắn thời gian liền xương và tốc độ kéo dài chi được nhanh hơn. Kỹ thuật này đã được ứng dụng ở Bệnh viện Việt Đức, Viện Chấn thương – Chỉnh hình Quân đội và Bệnh viện Chợ Rẫy. Cũng đã có hàng trăm bệnh nhân được thực hiện phương pháp điều trị này.
Trong lĩnh vực xương khớp, các bệnh viện Bạch Mai, Quân y 103, Vinmec, Nhân Dân 115, Vạnh Hạnh đã sử dụng tế bào gốc mô mỡ tự thân để điều trị bệnh thoái hóa khớp.
Trong lĩnh vực bệnh về phổi, các Bệnh viện Vạn Hạnh và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã sử dụng tế bào gốc mô mỡ để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Hiện nay Bệnh viện quân y 103 và Bệnh viện Vạn hạnh bắt đầu sử dụng tế bào gốc từ mô dây rốn trẻ sơ sinh để điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Trong lĩnh vực thần kinh và tâm thần, Bệnh viện Việt Đức đã sử dụng ghép tế bào gốc mô mỡ kết hợp với phẫu thuật cố định, giải phóng trèn ép để điều trị liệt tủy sau chấn thương; Bệnh viện Vinmec đã sử dụng tế bào gốc từ tủy xương kết hợp với tập phục hồi chức năng để điều trị bại não và tự kỷ.
Để điều trị suy tim sau nhồi máu cơ tim, Viện tim Quốc gia đã dùng các tế bào gốc từ tủy xương của chính bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đưa vào động mạch vành cùng chi phối vị trí nhồi máu để điều trị được 6 bệnh nhân cho kết quả bước đầu khả quan. Hiện nay, Viện này tiếp tục được Nhà nước cấp kinh phí để triển khai một nghiên cứu qui mô lớn hơn với nhiều bệnh nhân hơn.
Trong lĩnh vực nhãn khoa, Viện Mắt Trung Ương và Viện Mắt TPHCM là hai cơ sở đã sử dụng tế bào gốc ở vùng rìa giác mạc và tế bào gốc ở niêm mạc má để điều trị tái tạo lại tổn thương giác mạc mắt cho trên 30 bệnh nhân đem lại ánh sáng cho các bệnh nhân này. Hiện nay chương trình nghiên cứu này vẫn đang được tiếp tục triển khai với kỹ thuật ngày càng hoàn thiện hơn.
Có. Sau 18 hoặc 25 năm sẽ vẫn tiếp tục lưu giữ nếu KH có yêu cầu. Hiện tại trong HĐ với KH MKS đã ghi rõ trong điều khoản 12.
Tin Tức & Sự Kiện
Cấy ghép máu dây rốn cải thiện khả năng sống của bệnh nhân ung thư ở mọi chủng tộc
News Medical Life Sciences, 01/10/2024 Một nghiên cứu mới từ Trung
Người tiên phong trong lĩnh vực tế bào gốc nội mạc tử cung
The Scientist, 13/09/2024 Hai mươi năm trước, Caroline Gargett đã tìm
Vai trò của exosome có nguồn gốc từ đại thực bào trong ung thư
Cell Guidance Systems, 12/08/2024 Exosome là các túi ngoại bào nhỏ
LỄ KỶ NIỆM 15 NĂM THÀNH LẬP NGÂN HÀNG TẾ BÀO GỐC MEKOSTEM – HÀNH TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH
Sáng 28/10/2024, Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem trực