Lưu giữ Tế Bào Gốc máu dây rốn

Nội Dung Bài Viết

Thu thập máu dây rốn

Máu dây rốn là lượng máu tuần hoàn trong dây rốn nối liền giữa thai nhi và bánh nhau, lượng máu này sẽ tiếp tục duy trì trong bánh nhau và dây rốn sau khi em bé được sinh ra và tách rời khỏi cơ thể người mẹ. Nguồn máu dây rốn này chứa một lượng lớn các tế bào gốc tạo máu, đã được chứng minh có thể dùng để chữa các bệnh ung thư máu, bệnh miễn dịch hoặc các bệnh di truyền.

Việc thu thập máu dây rốn đã được tiến hành rộng rãi trong suốt hai thập kỷ qua và được đánh giá là một trong những quy trình không xâm lấn, không gây đau đớn cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé. Sau khi em bé được sinh ra (cho dù bằng phương pháp sinh thường hay sinh mổ), và dây rốn đã được kẹp và cắt đi để tách em bé ra khỏi cơ thể người mẹ, nữ hộ sinh/kỹ thuật viên MKS sẽ đưa kim vào mạch máu trên dây rốn phần vẫn còn dính ở bánh nhau để thu thập máu dây rốn. Quy trình này hoàn toàn không đụng chạm đến em bé của bạn.

Hiện nay quy trình thu thập máu dây rốn có hai kỹ thuật chính, vẫn đang được ứng dụng rộng rãi ở các bệnh viện phụ sản trên thế giới. Đó là phương pháp thu thập trước xổ nhau (in utero) và sau xổ nhau (ex utero).

+ Thu thập trước xổ nhau: Máu dây rốn được thu thập trước khi bánh nhau xổ ra khỏi cơ thể người mẹ.

+ Thu thập sau xổ nhau: Máu dây rốn được thu thập sau khi bánh nhau xổ ra khỏi cơ thể người mẹ. Các thao tác thu thập sẽ được diễn ra nhanh chóng, không quá 7 phút để có thể lấy được hết lượng máu trong bánh nhau và dây rốn trước khi máu đông.

Cả hai phương pháp này đều cho hiệu quả gần như tương đương nhau, tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp nào trong phòng sanh/phòng mổ sẽ tùy thuộc vào quyết định của bác sĩ đỡ sanh/phẫu thuật.

thu thap mau

Phân lập tế bào gốc từ máu dây rốn:

Sau khi thu thập thành công, máu dây rốn sẽ được đưa về Ngân hàng Tế bào gốc MekoStem để tiến hành phân lập tế bào gốc. Các kỹ thuật tách tế bào sẽ cho phép tách máu dây rốn thành 3 thành phần chính là huyết tương, hồng cầu và các tế bào có nhân có chứa tế bào gốc. Các tế bào gốc này sau đó sẽ được đưa đi định tính, định lượng và làm các xét nghiệm xác định có nhiễm khuẩn hay không trước khi bảo quản để đảm bảo rằng các tế bào gốc này khi lấy ra sử dụng sẽ hoàn toàn “sạch”, có thể đem đi cấy ghép khi cần.

Picture4Picture3

Bảo quản tế bào gốc máu dây rốn

Các tế bào gốc dây rốn được bảo quản theo công nghệ bảo quản đông lạnh tế bào. Trước khi được đặt vào bình chứa nitơ lỏng để bảo quản lâu dài, các tế bào gốc sẽ được cho thêm chất bảo quản đặc biệt và cho vào thiết bị hạ nhiệt độ theo chương trình.

Thiết bị này sẽ làm hạ nhiệt độ của mẫu tế bào gốc theo các chu trình được tối ưu hoá cho mỗi loại tế bào, làm cho tế bào không bị vỡ và đi vào trạng thái nghỉ không hoạt động ở nhiệt độ lạnh sâu cho tới khi chúng ta cần đến sẽ lấy ra và “đánh thức” chúng bằng một qui trình giải đông lạnh cũng được tối ưu hoá cho từng loại tế bào.

Mỗi mẫu tế bào gốc dây rốn sẽ được lưu giữ trong bình chứa nitơ lỏng có gắn thiết bị thường xuyên theo dõi nhiệt độ và lượng nitơ lỏng có trong bình. Một khi nhiệt độ tăng lên hoặc lượng nitơ lỏng thấp xuống tới một ngưỡng nhất định thì hệ thống sẽ tự động nạp thêm nitơ lỏng vào bình lưu trữ để duy trì nhiệt độ lạnh trong bình.

Về lý thuyết các tế bào khi được bảo quản ở nhiệt độ lạnh sâu trong nitơ lỏng sẽ có khả năng tồn tại vĩnh viễn. Tuy nhiên hiện nay hầu hết các ngân hàng tế bào gốc trên thế giới cũng như Ngân hàng tế bào gốc MekoStem sẽ nhận lưu giữ tối đa là 25 năm, tương ứng với thời gian em bé đã phát triển thành người trưởng thành. Đến thời điểm này việc tiếp tục lưu giữ sẽ được xem xét tiếp với sự tham gia ý kiến của em bé – chủ nhân sinh học của mẫu tế bào gốc.

labo 7

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Tức & Sự Kiện