Medical Xpress, 23/10/2023
Các nhà nghiên cứu từ Viện Kỹ thuật Quá trình (IPE) của Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh đã phát triển công thức mới “tế bào giả” dựa trên các exosome được bọc trong các hạt vi nang sử dụng trong điều trị các bệnh về võng mạc.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature Biomedical Engineering vào ngày 23 tháng 10. Các bệnh võng mạc là sự rối loạn gây hại cho mắt, gây mất thị lực nghiêm trọng không thể phục hồi. Phương pháp điều trị hiện tại đối với bệnh tăng nhãn áp tại phòng khám vẫn chưa đạt được hiệu quả và thường gây ra một số tác dụng phụ. Và một lí do khác là bệnh nhân không duy trì tuân thủ việc điều trị lặp đi lặp lại thường xuyên.
Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã khám phá khả năng trị liệu các bệnh về mắt bằng tế bào. Mặc dù có một số kết quả tích cực, phương pháp trị liệu dựa trên tế bào trong nhãn khoa đã gặp phải một số vấn đề, chẳng hạn như tỷ lệ sống sót của tế bào thấp, sự không ổn định của kiểu hình tế bào và điều kiện bảo quản nghiêm ngặt, gây khó khăn trong thử nghiệm lâm sàng.
Tác dụng điều trị của tế bào được biết là có liên quan đến cơ chế cận tiết. Do đó, các nhà nghiên cứu đã khám phá khả năng sử dụng các thành phần tiết ra từ tế bào ổn định hơn (chẳng hạn như exosome) làm thành phần trị liệu để điều trị các bệnh về mắt. Lấy cảm hứng từ điều này, các nhà nghiên cứu từ IPE và Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh đã đề xuất ý tưởng về công thức “tế bào giả”.
Trong nghiên cứu này, các exosome phân lập từ tế bào được nạp vào các viên nang siêu nhỏ tự hồi phục, được gọi là ExoCaps. Giáo sư Ma Guanhui từ IPE cho biết: “ExoCaps mô phỏng các tế bào chức năng về kích thước, cấu trúc bên trong và hành vi bài tiết”.
Sau khi tiêm nội nhãn, ExoCaps đọng lại ở vùng dưới của khoang thủy tinh thể. Vì mờ mắt có thể được gây ra do dịch các tế bào sống trong khoang thủy tinh thể, nên việc ExoCaps lắng đọng ở khu vực phía dưới giúp tránh mờ mắt. Các exosome dần dần được giải phóng khi các viên nang siêu nhỏ phân hủy trong một tháng, giúp cho hiệu quả điều trị lâu dài .
Sử dụng mô hình tổn thương do thiếu máu cục bộ võng mạc (RIRI) và mô hình viêm màng bồ đào do vi khuẩn mycobacteria (PMU), các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hiệu quả điều trị từ sử dụng hai công thức ExoCap khác nhau, là các exosome có nguồn gốc từ tế bào gốc trung mô (MExo) và tế bào Treg. exosome (TrExo), Giáo sư Wei Wei từ IPE cho biết: “ExoCap của chúng tôi rất linh hoạt và có thể tải các exosome có nguồn gốc tế bào khác nhau để đáp ứng các nhu cầu điều trị khác nhau”.
Hiệu quả điều trị đã được chứng minh trên cả mô hình chuột và linh trưởng mắc bệnh tăng nhãn áp. Giáo sư Tao Yong từ Bệnh viện Triều Dương Bắc Kinh cho biết: “Nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn tiền lâm sàng. Vì exosome là các túi tự nhiên được tạo ra từ các tế bào nội sinh có khả năng tương thích sinh học tốt và vật liệu vi nang [poly (axit lactic-co-glycolic)] đã được phê duyệt để sử dụng trong lâm sàng, ExoCap có tiềm năng sử dụng cho các phòng khám”,
Tài liệu tham khảo
- Bao, H., Tian, Y., Wang, H., Ye, T., Wang, S., Zhao, J., … & Tao, Y. (2023). Exosome-loaded degradable polymeric microcapsules for the treatment of vitreoretinal diseases. Nature Biomedical Engineering, 1-17.
Nguồn: Medical Xpress
Link: https://medicalxpress.com/news/2023-10-scientists-pseudo-cell-vitreoretinal-disease.html