Parent’s Guide to Cord Blood, 02/2021
Nghiên cứu gần đây nhất về liệu pháp máu cuống rốn cho bệnh bại não được công bố vào tháng 11 năm 20201. Đây là nghiên cứu công phu nhất cho đến nay về liệu pháp tế bào trong điều trị bệnh bại não: bệnh nhân được chỉ định ngẫu nhiên vào một trong 4 nhóm điều trị và các quy trình cẩn thận được sử dụng để giữ cho bác sĩ và bệnh nhân “mù” không biết ai thuộc nhóm nào. Nghiên cứu lần đầu tiên được đăng ký dưới dạng thử nghiệm lâm sàng vào năm 2013 và cuối cùng đã điều trị cho 88 bệnh nhân.
Nghiên cứu này do Tiến sĩ Y khoa MinYoung Kim thuộc Trung tâm Y tế CHA Bundang gần Seoul, Hàn Quốc dẫn đầu. Nhóm của họ đã xây dựng một phương pháp điều trị bại não dựa trên việc truyền tĩnh mạch máu cuống rốn hiến tặng từ một ngân hàng công. Máu cuống rốn phải phù hợp với bệnh nhân trên ít nhất 4 trong 6 loại HLA chính và họ có thể sử dụng tối đa hai đơn vị máu cuống rốn để đạt được liều mục tiêu ít nhất là 30 triệu tế bào trên mỗi kg cân nặng bệnh nhân. Nhóm của Tiến sĩ Kim đã công bố kết quả về phương pháp tiếp cận này của họ kể từ năm 20131-3.
Các bậc cha mẹ ở Hoa Kỳ quen thuộc hơn với phác đồ điều trị được phát triển bởi BS. Joanne Kurtzberg tại Đại học Duke. Quy trình ở Duke cũng dựa trên việc truyền máu cuống rốn vào tĩnh mạch. Điểm khác biệt chính là Duke ban đầu điều trị cho trẻ em bằng máu cuống rốn tự thân, bắt đầu từ năm 2005 và cuối cùng xuất bản bài báo đầu tiên vào năm 20174. Kể từ đó, Duke đã nhận được sự chấp thuận của FDA để thực hiện một chương trình tiếp cận mở rộng sử dụng máu cuống rốn của anh chị em ruột điều trị cho trẻ em bại não. Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của Duke sử dụng máu cuống rốn hiến tặng cho người bại não, được gọi là ACCeNT-CP, bắt đầu vào năm 2018 và gần đây đã hoàn thành, với kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào đầu năm 2021.
4 nhóm thử nghiệm: A) Máu cuống rốn (UCB) + Erythropoietin (EPO); B) UCB + Placebo-EPO; C) Placebo-UCB + EPO; D) Double Placebo
Ngoài việc nhấn mạnh vào máu cuống rốn cá nhân (tự thân) ở Hoa Kỳ so với máu cuống rốn hiến tặng ở Hàn Quốc, một điểm khác biệt chính giữa hai nhóm này là việc sử dụng Erythropoietin như một phần của liệu pháp máu cuống rốn cho bệnh bại não. Erythropoietin, viết tắt là EPO, là một loại hormone tự nhiên của con người có tác dụng kích thích tủy xương sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn. Các công ty dược phẩm đã sản xuất EPO trong nhiều thập kỷ. EPO nhân tạo được sử dụng thường qui ở bệnh nhân lọc thận, trong quá trình điều trị ung thư và được coi là một loại thuốc kích thích xuất hiện trong các vụ scandal về thể thao5.
Phác đồ trị liệu tế bào cho bệnh bại não do nhóm của Tiến sĩ MinYoung Kim phát triển, tiêm EPO ngay trước khi truyền máu cuống rốn (UCB) và 5 lần tiêm EPO tiếp theo cách nhau ba ngày. Triết lý điều trị của họ là EPO “tăng cường” liệu pháp tế bào, vì EPO có các đặc tính bảo vệ thần kinh và phục hồi thần kinh, đặc biệt trong trường hợp chấn thương não khi sinh (có thể tìm thấy các tài liệu tham khảo y khoa về điều này trong bài báo đầu tiên của họ)2.
Ban đầu, nhóm của Tiến sĩ MinYoung Kim đã thực hiện một nghiên cứu có 3 nhóm: UCB + EPO (31 bệnh nhân), EPO đơn lẻ (33) và nhóm đối chứng (32)2. Nghiên cứu đó được công bố vào năm 2013, cho thấy lợi ích rõ ràng của UCB + EPO so với hai nhóm còn lại khi kỹ năng của bệnh nhân được đo bằng thang điểm GMPM của “thước đo hiệu suất vận động thô”. Tuy nhiên, khi các kỹ năng của bệnh nhân được kiểm tra trên thang điểm GMFM của “thước đo chức năng vận động thô”, kết quả là UCB + EPO không thể phân biệt được với EPO đơn lẻ, mặc dù cả hai đều tốt hơn đối chứng. Do đó, một số nhà nghiên cứu đã nghi ngờ liệu UCB hay EPO có phải là thành phần quan trọng hơn của liệu pháp hay không. Điều này đặc biệt đúng ở phương Tây, nơi mà thang đo GMFM được áp dụng rộng rãi hơn so với GMPM6. Câu chuyện này cũng cho thấy việc đo lường kết quả của một ca can thiệp bại não phức tạp như thế nào: một phần vì tất cả trẻ em đều tiến bộ theo thời gian nên biện pháp can thiệp phải có cải thiện tốt hơn so với đối chứng, và một phần vì có nhiều cách để đo lường sự cải thiện.
Gần tám năm sau khi công bố nghiên cứu đầu tiên của họ, nhóm của Tiến sĩ MinYoung Kim hiện đã công bố một nghiên cứu với 4 nhóm: UCB + EPO (22 bệnh nhân), UCB đơn lẻ (24), EPO đơn lẻ (20) và nhóm đối chứng (22)1. Nghiên cứu mới nhất này đã khám phá nhiều cách khác nhau để đo lường kết quả (bao gồm một số loại hình ảnh não), cộng với các cách phân tầng bệnh nhân khác nhau và kết quả đầy đủ nằm ngoài những gì chúng tôi có thể tóm tắt ở đây. Bài báo được xuất bản với quyền truy cập mở và đi kèm với 18 tệp dữ liệu bổ sung có thể được tải xuống. Nhìn chung, kết quả cho các kỹ năng vận động xác nhận nghiên cứu ban đầu của họ: UCB + EPO cho thấy rõ ràng sự cải thiện tốt nhất khi đo trên thang điểm GMPM. Sự cải thiện của họ trên thang GMFM không có ý nghĩa thống kê. Khi sử dụng tỷ lệ GMPM để loại bỏ các biến thể nền, UCB + EPO tốt hơn 50% so với UCB đơn lẻ và tốt hơn gấp ba lần so với EPO đơn lẻ hoặc đối chứng.
Điều quan trọng đối với các bậc cha mẹ là phải biết rằng một nghiên cứu cẩn thận khác về liệu pháp máu cuống rốn cho bệnh bại não đã một lần nữa cho thấy một lợi ích đáng kể7.
Nói một cách thực tế, khi cha mẹ có con bị bại não tìm kiếm sự can thiệp của liệu pháp tế bào, thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt là tìm một nghiên cứu hoặc một phòng khám để họ có thể điều trị8. Chỉ có một số trung tâm điều trị được thành lập trên toàn thế giới cung cấp liệu pháp tế bào cho bệnh bại não, và do đó quyết định điều trị của cha mẹ thường phụ thuộc vào khoảng cách di chuyển và chi phí. Trung tâm Y tế CHA Bundang cung cấp liệu pháp điều trị bại não cho khách nước ngoài đến tham quan và tư vấn9. Khách hàng có thể liện hệ thông qua biểu mẫu trực tuyến hoặc gửi email tới intnl@chamc.co.kr.
Những điểm cần lưu ý thứ hai mà các bậc cha mẹ cần quan tâm là các nhóm nghiên cứu hàng đầu do Tiến sĩ MinYoung Kim và Tiến sĩ Joanne Kurtzberg đứng đầu đã nhất trí về các xu hướng chính trong liệu pháp máu cuống rốn cho bệnh bại não: trẻ nhỏ có xu hướng đáp ứng tốt hơn, liều lượng tế bào lớn hơn sẽ tốt hơn và máu cuống rốn có HLA phù hợp với bệnh nhân sẽ tốt hơn (phù hợp nhất là máu cuống rốn tự thân). Các thỏa thuận giữa hai nhóm này quan trọng hơn sự khác biệt trong phương pháp thực hiện của họ.
Tài liệu tham khảo:
- Min K, Suh MR, Cho KH, Park W, Kang MS, Jang SJ, Kim SH, Rhie S, Choi JI, Kim HJ, Cha KY, & Kim MY. Potentiation of cord blood cell therapy with erythropoietin for children with CP: a 2×2 factorial randomized placebo-controlled trial. Stem Cell Research & Therapy 2020; 11:509
- Min K, Song J, Kang JY, Ko J, Ryu JS, Kang MS, Jang SJ, Kim SH, Oh D, Kim MK, Kim SS & Kim M. Umbilical Cord Blood Therapy Potentiated with Erythropoietin for Children with Cerebral Palsy: A Double-blind, Randomized, Placebo Controlled Trial. Stem Cells 2013; 31(3):581-591.
- Kang M, Min K, Jang J, Kim SC, Kang MS, Jang SJ, Lee JY, Kim SH, Kim MK, An SSA, & Kim, M. Involvement of Immune Responses in the Efficacy of Cord Blood Cell Therapy for Cerebral Palsy. Stem cells and development 2015; 24(19):2259-2268.
- Sun JM, Song AW, Case LE, Mikati MA, Gustafson KE, Simmons R, Goldstein R, Petry J, McLaughlin C, Waters‐Pick B, Chen LW, Wease S, Blackwell B, Worley G, Troy J, & Kurtzberg J. Effect of Autologous Cord Blood Infusion on Motor Function and Brain Connectivity in Young Children with Cerebral Palsy: A Randomized, Placebo‐Controlled Trial. Stem Cells Translational Medicine 2017; 6(12):2071-2078
- Maiese K, Li F, & Chong ZZ. New Avenues of Exploration for Erythropoietin. JAMA 2005; 293(1):90-95.
- Ko J & Kim M. Inter-rater Reliability of the K-GMFM-88 and the GMPM for Children with Cerebral Palsy. Ann Rehabil Med. 2012; 36(2):233–239.
- Verter F. Cerebral Palsy Cell Therapy Comparison. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation. Newsletter Published April.2018 – FREE DATA DOWNLOAD
- Paton M. Cerebral Palsy Alliance Stem Cell Tourism Survey. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation. Newsletter Published Nov.2019
- Verter F. First US patient treated in South Korea for Cerebral Palsy. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation. Newsletter Published Dec.2014
Nguồn: Parent’s Guide to Cord Blood