Họ đã làm gì với nhau thai được hiến tặng?

Nội Dung Bài Viết

Parent’s Guide to Cord Blood, 12/2023

Vết thương mãn tính

Ứng dụng lớn nhất của nhau thai hiện nay là điều trị các vết thương mãn tính. Số lượng bệnh nhân bị các vết thương không thể tự lành và tự lành ngày càng tăng do dân số đang già đi. Bởi vì những bệnh nhân lớn tuổi dễ mắc phải các vết thương mãn tính và nó cũng xuất hiện ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Hai loại vết thương mãn tính phổ biến nhất là loét do tiểu đường và ứ máu tĩnh mạch.1

Các dấu hiện cảnh báo của vết thương mãn tính là nếu kích thước vết thương không giảm sau 2 – 4 tuần, liên tục bị nhiễm trùng hoặc mô mới hình thành không khỏe. Thông thường, các vết thương không lành trong vòng 3 tháng được coi là mãn tính.2 Tại Hoa Kỳ, năm 2019 ước tính có 16.4% người hưởng bảo hiểm sức khỏe Medicare ( chủ yếu là những người trên 65 tuổi), tương đương với  10.5 triệu người bị vết thương mãn tính. Chi phí điều trị vết thương mãn tính của những người này là 22.5 tỷ USA.3

Các vết thương mãn tính thường thấy nhất ở bàn chân, điển hình là loét bàn chân do tiểu đường, hoặc ở cẳng chân, thường là loét ứ máu tĩnh mạch. Nguyên nhân cơ bản của những vết loét này là do lưu lượng máu đến các chi kém. Vết thương lâu lành hơn ở bệnh nhân tiểu đường vì lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến tổn thương mạch máu.4 Bệnh động mạch ngoại biên (PAD), có thể xảy ra kèm theo hoặc không kèm theo bệnh tiểu đường, góp phần gây loét chi dưới.5

Hầu hết chúng ta đều có người thân lớn tuổi sẽ có nguy cơ bị vết thương mãn tính. Ngoài nỗi đau và tình trạng khuyết tật mà bệnh nhân phải trải qua, các thành viên trong gia đình cần tham gia để giúp đỡ bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và đảm bảo rằng họ sẽ đến đúng các buổi hẹn khám bệnh. Nguy cơ rất cao: tỷ lệ tử vong trong 5 năm sau khi phát triển vết loét do tiểu đường là khoảng 40%.1 Tại Hoa Kỳ, mỗi năm có khoảng 150 bệnh nhân phải cắt cụt chi dưới, hầu hết các ca cắt cụt này được thực hiện ở bệnh nhân tiểu đường và trong 85% trường hợp đó, các vấn đề dẫn đến việc cắt cụt bắt đầu từ một vết thương mãn tính.6

Nhau thai giúp vết thương mãn tính mau lành như thế nào

Một tin tốt là băng vết thương được làm từ nhau thai giúp cải thiện đáng kể khả năng lành vết thương mãn tính. Cách đơn giản nhất để băng vết thương từ nhau thai là sử dụng lớp ngoài cùng, được gọi là “màng ối”, trực tiếp để che vết thương. Không ai biết cách làm này bắt đầu từ khi nào, nhưng vào khoảng thời gian diễn ra Thế chiến thứ nhất, một số bài báo trong tài liệu y khoa đã ghi lại việc sử dụng “màng nhau thai” để ghép da7-9. Vào thời điểm Chiến tranh thế giới thứ hai, các bác sĩ cũng bắt đầu sử dụng những màng này để điều trị các vết thương ở mắt.10  Hiện nay, các Công ty Công nghệ Sinh học đang sản xuất hàng chục sản phẩm băng vết thương có chứa tế bào từ nhau thai . Chúng có nhiều dạng khác nhau, trong đó các tế bào nhau thai có thể được nhúng vào một chất nền hoặc hydrogel.12  Các bác sĩ về mắt thường xuyên sử dụng màng ối để điều trị vết thương và nhiễm trùng mắt.13,14  Trong những năm gần đây đã có sự chuyển đổi từ điều trị các vết thương mãn tính ở tứ chi tại bệnh viện sang điều trị ngoại trú tại phòng khám của bác sĩ.3 Sự đa dạng của các sản phẩm hiện có giúp các bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp nhau thai trong các thủ tục y tế khác nhau. Sự phổ biến của băng vết thương có nguồn gốc từ nhau thai bắt nguồn từ một số yếu tố. Trong nhiều năm, người ta đã biết rằng vết thương sẽ lành tốt hơn khi chúng được che phủ bằng mảnh ghép sinh học, nhưng bệnh nhân có thể phản ứng với các mảnh ghép lạ từ động vật hoặc người khác và việc sử dụng mảnh ghép lạ tạo ra thêm vết thương khác cho bệnh nhân. Nhau thai không kích hoạt hệ thống miễn dịch, vì khi mang thai, nó giúp người mẹ không đào thải đứa con trong bụng mình. Do đó, nhau thai là nguồn hoàn hảo để ghép vết thương.9 Nhau thai cũng chứa các yếu tố tăng trưởng thiết yếu, cytokine và protein ma trận ngoại bào giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương. Khi áp dụng cho các vết thương mãn tính, các tế bào hoặc mô của nhau thai có thể kích thích sự phát triển của tế bào, giảm viêm, ức chế vi khuẩn và đẩy nhanh quá trình chữa lành để tạo điều kiện cải thiện khả năng đóng vết thương và giảm thời gian phục hồi. Tại cuộc họp vào tháng 9 năm 2023 của Hiệp hội Ngân hàng Mô Hoa Kỳ ( AATB ) tại Washington DC, Nhà dịch tễ học, Tiến sĩ, Bác sĩ Lennox Archibald, đã tuyên bố rằng nhu cầu về nhau thai để điều trị loét ứ máu tĩnh mạch đang tăng nhanh hơn nguồn cung nhau thai hiến tặng. Hy vọng rằng khi các bà mẹ tương lai có thể đồng ý hiến nhau thai và sự đóng góp của họ sẽ giúp giải quyết nhu cầu điều trị vết thương mãn tính

Câu chuyện của Sue: Băng màng ối đã phục hồi thị lực cho cô

Đây là câu chuyện về một bệnh nhân đã được phục hồi thị lực nhờ điều trị mắt bằng cách sử dụng màng ối từ nhau thai hiến tặng. Khi còn nhỏ, Sue được chẩn đoán mắc bệnh tự miễn, nhưng căn bệnh này chưa bao giờ được xác định và xét nghiệm luôn không đưa ra kết luận. Qua nhiều năm, những bất thường kỳ lạ về sức khỏe của cô xuất hiện, nhưng một liều steroid sẽ luôn chữa khỏi được vấn đề. Ở tuổi 59, Sue rất yêu đời. Mọi chuyện đang diễn ra rất tốt đẹp với cô ấy. Cô có ba đứa con đã lớn và cô thích dành thời gian cho bốn đứa cháu của mình. Sue là Giám đốc điều hành tại một tổ chức phi lợi nhuận làm việc với những người có hoàn cảnh khó khăn ở Fort Wayne, Indiana. Vào tháng 9 năm 2017, tất cả đã thay đổi khi cô đột ngột gặp vấn đề về mắt. Những vết loét nhỏ bắt đầu hình thành trên giác mạc cả hai mắt cô. Cô ngay lập tức gọi cho bác sĩ nhãn khoa và được tiêm steroid, đồng thời được cấp miếng dán để đeo trên mắt giống như kính áp tròng. Tuy nhiên, các vết loét ban đầu là những đốm nhỏ tiếp tục lan rộng ra bao phủ toàn bộ giác mạc của cả hai mắt. Sau vài tháng điều trị theo phương pháp truyền thống, tình trạng của cô không được cải thiện. Cô ấy đau khổ vì đôi mắt đến mức không thể ở bất kỳ nơi nào có ánh sáng, khó có thể mở mắt vào ban ngày, không thể làm việc, không thể lái xe và về cơ bản là không thể chăm sóc chính mình. Cô buộc phải chuyển đến nhà con gái mình, đặc biệt là tầng hầm để cô có thể sống trong bóng tối. Trong lần khám mắt cuối cùng của Sue ở Fort Wayne vào tháng 12 năm 2017, thị lực của cô ấy là 20/200 ở cả hai mắt và cơn đau ngày càng không thể chịu đựng được. Bác sĩ của cô thừa nhận rằng ông chưa bao giờ thấy vết loét giác mạc như thế này trước đây và giới thiệu cô đến bác sĩ chuyên khoa mắt ở Indianapolis, Indiana. Tháng 12 năm 2017 là một bước ngoặt đối với Sue, cô đã gặp Bác sĩ chuyên khoa mắt ở Indianapolis, và sau khi khám, bác sĩ đã ngay lập tức ghép màng ối vào cả hai giác mạc của cô. Sue hy vọng rằng thị lực của cô có thể được phục hồi. Trong vài tuần tiếp theo, với việc ghép màng ối, cơn đau giảm đi rất nhiều. Đến tháng 5 năm 2018, với việc tiếp tục điều trị bằng màng ối, Sue đã cải thiện rõ rệt. Cô nhận được sự khích lệ rằng giác mạc lành lại với tốc độ nhanh hơn các mô khác.  Cho đến năm 2023, phải mất vài năm mắt cô ấy mới lành lại, và Sue vẫn chưa hoàn toàn bình phục. Cô ấy vẫn phải sử dụng steroid và thuốc kháng sinh liên tục để ngăn chặn bất kỳ đợt bùng phát nào. Sue vẫn có đôi mắt nhạy cảm với ánh sáng và cực kỳ khô nhưng cuộc sống của cô không chỉ giới hạn trong việc sống trong bóng tối. Cô đã trở lại nhà riêng của mình, có thể lái xe và tận hưởng những điều cô ấy đã làm trước đây. Sue vô cùng biết ơn tấm lòng của người mẹ đã tặng hiến tặng mô của con mình cho cô. Nếu không có hành động đầy cao cả đó thì chắc chắn cô sẽ bị mù. Sue nói: “Bởi vì người mẹ đó có tấm lòng tốt quan tâm đến việc quyên góp nên điều đó đã mang đến cho tôi niềm hy vọng và cuộc sống mới để tôi có thể nhìn thấy các cháu của mình lớn lên, hoạt động tích cực trong cộng đồng của mình và nhìn thấy tất cả những gì tươi đẹp xung quanh tôi. Món quà này đã mở ra cánh cửa cho một tương lai tươi sáng hơn đối với tôi.

Tài liệu tham khảo:

  1. Bowers S, & Franco E. Chronic Wounds: Evaluation and Management. American Family Physician. 2020; 101(3):159-166.
  2. Berezo M. et al. Predicting Chronic Wound Healing Time Using Machine Learning. Advances in Wound Care. 2022; 11(6):281-359.
  3. Carter MJ. et al. Chronic wound prevalence and the associated cost of treatment in Medicare beneficiaries: changes between 2014 and 2019. J Medical Economics. 2023; 26(1):894-901.
  4. Dresden D. Effects of diabetes on the body and organs. MedicalNewsToday. Updated 2023-05-04
  5. Editorial Staff. Peripheral Artery Disease and Diabetes. American Heart Association. Last reviewed 2021-05-04
  6. Molina CS, Faulk JB. Lower Extremity Amputation. Stat Pearls. 2022;
  7. Davis JS. Skin transplantation with a review of 550 cases at the John’s Hopkins Hospital. JHH Report. 1910; 15:307-396.
  8. Sabella N. Use of fetal membranes in skin grafting. Med Record NY. 1913; 83(11):478–480.
  9. Stern M. The grafting of preserved amniotic membrane to burned and ulcerated surfaces, substituting skin grafts. JAMA 1913; 60:973-974.
  10. De Roth A. Plastic repair of conjunctival defects with fetal membranes. JAMA Ophthalmology 1940; 23(3):522-525.
  11. Amniotic Membrane of the Placenta – Part 1: Today’s State of The Art. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation newsletter published 2016-09
  12. Khoury O. & Murphy S. Wound Healing with Hydrogels that hold Amniotic Fluid and Membrane. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation newsletter published 2017-09
  13. Holt Y. Amniotic Membrane uses in Ophthalmology. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation newsletter published 2017-09
  14. Institute of Cell Therapy. Cryopreserved Amniotic Membrane in the Treatment of Keratitis. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation newsletter published 2021-12.

Nguồn: Parent’s Guide to Cord Blood

Link: https://parentsguidecordblood.org/en/news/what-do-they-do-all-those-placenta-donations

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan