Khả năng sống của bệnh nhân khi việc cấy ghép Haplo-cord tốt hơn so với chỉ cấy ghép Haplo

Nội Dung Bài Viết

Parent’s Guide to Cord Blood , 02/2024

Chúng tôi đã báo cáo về những tiến bộ trong một nghiên cứu có thể làm tăng việc sử dụng các đơn vị máu dây rốn hiến tặng. Tại Hội nghị của Hiệp hội Huyết học Hoa Kỳ (ASH) vào tháng 12 năm 2023, một áp phích đã được trình bày cho thấy tỷ lệ sống sót tổng thể 3 năm (OS) tốt hơn sau khi cấy ghép tế bào gốc tạo máu kết hợp giữa máu dây rốn với tủy xương so với cấy ghép “nửa thuần hợp (Haplo)”1. Bài báo là một báo cáo ban đầu của một nghiên cứu đa trung tâm, ngẫu nhiên, nhãn mở giai đoạn 3 được thực hiện trên 268 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy AML (NCT03719534) tại năm Trung tâm cấy ghép ở Trung Quốc. OS 3 năm cho nhóm cấy ghép tế bào gốc tạo máu từ tủy xương – máu dây rốn (Haplo-cord HSCT) là 80,5% (95% CI 73,7-87,9) và 67,8% ở nhóm cấy ghép tế bào gốc tạo máu nửa thuần hợp từ một nguồn (Haplo HSCT) (95% CI 60,0-76,5) (p=0,013, xem hình).

h

Trong bối cảnh này, đọc giả cần hiểu rằng trong thập kỷ qua, việc cấy ghép tủy xương nửa thuần hợp hoặc khớp một nửa được sử dụng cho hầu hết các ca cấy ghép ở người trưởng thành cho những bệnh nhân thiếu người hiến tặng phù hợp không liên quan (MUD) trong sổ đăng ký tủy xương. Điều đó có nghĩa là cấy ghép Haplo đã chiếm lĩnh phân khúc thị trường cấy ghép dành cho người lớn từng sử dụng máu dây rốn. Tại Hoa Kỳ, có hơn 8000 ca cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng mỗi năm, với khoảng 25% người trưởng thành được cấy ghép Haplo2. Ở Trung Quốc, nơi có dân số lớn hơn Hoa Kỳ gấp bốn lần, mỗi năm có khoảng 5000 ca cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng và khoảng 50% là cấy ghép Haplo3.

Tại Viện Cấy ghép Máu và Tủy xương của Đại học Soochow ở Tô Châu, Trung Quốc, Bác sĩ Ung thư Depei Wu, là người đứng đầu một nhóm đang nghiên cứu hiệu quả của việc cấy ghép Haplo-cord. Thêm vào đó, báo cáo ASH năm 2023 trình bày kết quả của 268 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy (AML), họ đã công bố kết quả của 112 bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy tế bào B (B-ALL) vào năm 2022 và 255 bệnh nhân mắc bệnh Thiếu máu bất sản vào năm 20221,4,5. Ở tất cả các nhóm bệnh nhân này, việc bổ sung máu dây rốn vào cấy ghép Haplo đã cho thấy những cải thiện đáng kể về khả năng sống sót toàn bộ. Cấy ghép Haplo-cord không phải là mới. Trở lại năm 2013, bản tin này đã mô tả một thử nghiệm lâm sàng ở Tây Ban Nha, thử nghiệm đầu tiên chứng minh rằng kết quả đo lường từ cấy ghép Haplo-cord có thể so sánh với cấy ghép MUD6. Kết quả đó đã được nhóm Soochow xác nhận7. Quy trình cụ thể được nhóm Soochow sử dụng để cấy ghép Haplo-cord là truyền tế bào gốc máu dây rốn 8 giờ trước khi truyền tế bào gốc tủy xương đơn bội. Tiêu chí chính của họ để lựa chọn đơn vị máu dây rốn là HLA phù hợp với bệnh nhân với tỷ lệ 4/6 hoặc cao hơn. Sau khi chọn được HLA phù hợp nhất, tiêu chí thứ hai là chọn đơn vị lớn nhất hiện có. Liều lượng máu dây rốn mà bệnh nhân nhận được truyền trong các nghiên cứu về dây rốn thường là “nhỏ”, với liều trung bình là 18 triệu tế bào mỗi kg, bằng 72% liều tối thiểu cần thiết cho một ca cấy ghép máu dây rốn tiêu chuẩn4,5. Do đó, việc áp dụng quy trình này sẽ tạo cơ hội sử dụng các đơn vị máu dây rốn được hiến tặng nhỏ hơn đang thiếu trong kho của các ngân hàng công8.

Thật đơn giản khi nghĩ rằng mọi người nên bắt đầu sử dụng phương pháp cấy ghép Haplo-cord trên cơ sở những nghiên cứu này của nhóm Soochow, nhưng rõ ràng là quy trình của họ đáng được nghiên cứu hơn tại nhiều trung tâm nghiên cứu khác nữa. Ở một số nước châu Á, như Trung Quốc và Ấn Độ, các Bác sĩ Ung thư thường kết hợp các mảnh ghép từ người hiến tủy xương và người hiến máu dây rốn khi thực hiện cấy ghép tế bào gốc. Điều này hiếm khi xảy ra ở phương Tây, có lẽ do đơn vị máu dây rốn ở các ngân hàng công ở phương Tây có giá cao8. Ở những trung tâm cấy ghép có khả năng thử nghiệm quy trình này, sẽ rất hữu ích nếu có nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên hơn về hiệu quả của nó. Có nhiều điều về liệu pháp này mà các bác sĩ ung thư cần khám phá, chẳng hạn như chế độ hóa trị, điều trị dự phòng bệnh mảnh ghép chống chủ, vai trò tương đối của người hiến tủy xương và người hiến máu dây rốn, và so sánh thống kê về các biện pháp đánh giá khác nhau. Việc trả lời cho những câu hỏi này là mang lại khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho bệnh nhân, khi tăng cường sử dụng máu dây rốn được hiến tặng.

Tài liệu tham khảo

  1. Zhou B, Chen J, Liu T, Zhang Y, Ye Y, Ding Y, … Wu D. Poster 1041. Haploidentical Hematopoietic Cell Transplantation Combined with an Unrelated Cord Blood Unit for Adult Acute Myeloid Leukemia Results in Improved Survival Compared to Haploidentical Hematopoietic Cell Transplantation: Results of a Multicenter, Randomized, Phase III Trial. 2023; 142(S1):1041.
  2. Bolon YT, Atshan R, Allbee-Johnson M, Estrada-Merly N, Lee SJ. Current use and outcome of hematopoietic stem cell transplantation: CIBMTR summary slides, Last updated 2023-08
  3. Xu L, Chen H, Chen J, Han M, Huang H, Lai Y, …. Huang  The consensus on indications, conditioning regimen, and donor selection of allogeneic hematopoietic cell transplantation for hematological diseases in China—recommendations from the Chinese Society of Hematology. J Haematology & Oncology. 2018; 11:33
  4. Zhou B, Xu M, Lu S, Liu Y, Qi L, Liu T, … Xu Y. Clinical Outcomes of B Cell Acute Lymphoblastic Leukemia Patients Treated with Haploidentical Stem Cells Combined with Umbilical Cord Blood Transplantation. and Cellular Therapy 2022; 28:173.e1-173.e6.
  5. Lei M, Zhang Y, Jiao W, Li X, Zhou H, Wang Q, … Wu D. Comparison of Haploidentical Hematopoietic Stem Cell Transplant With or Without Unrelated Cord Blood Infusion in Severe Aplastic Anemia: Outcomes of a Multicenter Study. Frontiers Immunology. 2022; 13:912917
  6. Kwon M. Haplo-Cord Transplants. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2013-03
  7. Xu J, Zhao R, Yang L, Gong H, Ma S, Chen J, … Wu D. Haploidentical stem cells combined with a small dose of umbilical cord blood transplantation exert similar survival outcome of HLA-matched stem cells transplantation in T-cell acute lymphoblastic leukemia. 2020; Bone Marrow Transpl. 55:1197-1199.
  8. Verter F. RAND Corporation Report on Public Cord Blood Banking Industry. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2017-11

Nguồn: Parent’s Guide to Cord Blood

Link:https://parentsguidecordblood.org/en/news/Haplo-cord-survival-beParent%E2%80%99s%20Guide%20to%20Cord%20Bloodtter-Haplo-transplants-alone

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan