Ngân hàng máu dây rốn cho các gia đình phi truyền thống

Nội Dung Bài Viết

Parent’s Guide to Cord Blood, 12/2020

Emma Berry

Ý tưởng lưu trữ máu dây rốn của con bạn có vẻ hơi khác thường. Đặc biệt là đối với những người bắt đầu lập gia đình sau này, đang cân nhắc việc nhận con nuôi hoặc mang thai hộ. Trong 5 thập kỷ qua, thế giới y học đã bùng nổ tích cực về khả năng chẩn đoán và điều trị các tình trạng sức khỏe và các bệnh đe dọa tính mạng hơn bao giờ hết. Trên thực tế, liệu pháp tế bào và cấy ghép tế bào gốc máu dây rốn là một trong những tiến bộ y học mạnh mẽ nhất của thời đại chúng ta.

Nhiều cha mẹ ruột (con mang gen di truyền từ cha và mẹ) được giới thiệu về lợi ích của ngân hàng máu dây rốn và các liệu pháp tế bào gốc ngay từ khi họ mang thai. Đối với những gia đình này, quyết định gửi máu dây rốn của con họ thường phụ thuộc vào tiền sử bệnh tật của gia đình, những đứa con hiện tại hoặc tương lai và khả năng tài chính của họ.

Trong vài thập kỷ qua, cấu trúc gia đình đã thay đổi mạnh mẽ, các gia đình phi truyền thống phổ biến và đa dạng hơn. Những thay đổi này là do sự gia tăng những người chưa từng kết hôn, cha mẹ đơn thân, ly hôn, sống thử, cha mẹ đồng giới, khả năng sinh con với nhiều bạn đời và con trẻ sống chung với ông bà1.

Trong khi cha mẹ ruột dễ dàng lựa chọn các ngân hàng máu dây rốn, thì điều tương tự không xảy ra đối với các gia đình phi truyền thống khi họ phải cân nhắc việc mang thai hộ hoặc nhận con nuôi. Trong những tình huống này, tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật, và việc thiếu thông tin cho một đứa trẻ là phổ biến. Dựa trên một nghiên cứu năm 2019 về những người nhận con nuôi, thông tin được tìm kiếm thường xuyên nhất là tình trạng sức khỏe và tiền sử bệnh tật2.

Mặc dù ngày nay các cấy ghép và trị liệu bằng máu dây rốn đang trở nên phổ biến hơn trong điều trị cho trẻ em và phụ huynh, nhưng các thông tin giáo dục về ngân hàng máu dây rốn cho các gia đình phi truyền thống lại rất ít ỏi. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhìn vào số liệu thống kê và xu hướng ngày càng tăng của các gia đình phi truyền thống, chúng ta sẽ thấy rằng ước tính có khoảng hai triệu người LGBT quan tâm đến việc nhận con nuôi3 và cha mẹ đồng giới ở Hoa Kỳ có khả năng cao hơn bốn lần so với cha mẹ khác giới đang nuôi con nuôi4.

Cha mẹ phi sinh học:

Tiền sử bệnh và thiếu thông tin về việc nhận con nuôi và mang thai hộ có thể là mối quan tâm lớn đối với nhiều bậc cha mẹ mới, đặc biệt là khi đứa trẻ phát bệnh nặng. Một số tình trạng sức khỏe lúc nhỏ, chẳng hạn như bại não, có thể được điều trị bằng máu dây rốn của chính trẻ em, trong khi những bệnh khác, như ung thư ở trẻ em, yêu cầu có người hiến tế bào gốc5. Thời gian và sự căng thẳng trong việc tìm kiếm một người thân ruột thịt hoặc một người hiến tặng phù hợp có thể dẫn đến sự khác biệt giữa sự sống và cái chết. Với ngân hàng máu dây rốn tư nhân, gia đình có thể nhanh chóng sử dụng máu dây rốn của chính đứa trẻ hoặc máu dây rốn của anh chị em. Việc nghiên cứu ngân hàng máu dây rốn và đảm bảo tốt các dịch vụ trước khi sinh có thể mang lại cho các bậc cha mẹ phi sinh học sự bảo vệ mà con họ có thể cần trong tương lai.

Cha mẹ đơn thân:

Vào năm 2019, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ báo cáo có 11 triệu gia đình cha mẹ đơn thân có con dưới 18 tuổi và 80% là các bà mẹ đơn thân làm chủ hộ6. Để vấn đề về giới tính sang một bên, làm cha/mẹ đơn thân có nhiều thách thức riêng. Gánh nặng về tài chính và tình cảm của việc nuôi dưỡng một gia đình mà không có bạn đời có thể là điều quá sức. Trên thực tế, đại dịch ngày nay chỉ đơn thuần củng cố nỗi sợ hãi lớn nhất của nhiều bậc cha mẹ đơn thân là bị bệnh nan y và bỏ mặc con mình mà không có ai đó chăm sóc. Nếu COVID-19 đã dạy chúng ta bất cứ điều gì, thì đó sẽ là cái giá phải trả cho việc không chuẩn bị. Khi một đứa trẻ được chẩn đoán mắc một bệnh lý nghiêm trọng, các chi phí điều trị và nằm viện có thể vượt quá chi phí lưu trữ máu dây rốn. Ngày nay, ngân hàng máu dây rốn là một khoản đầu tư hợp lý có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho cha mẹ về lâu dài.

Ông bà:

Ngày nay hơn bao giờ hết, ông bà đang đóng một vai trò quan trọng trong việc chăm sóc con cháu của họ. Một bài báo của US & World Report vào tháng 8 năm 2020 đã tiết lộ rằng gần 3 triệu trẻ em ở Hoa Kỳ đang được nuôi dưỡng bởi ông bà của chúng7. Trong khi tất cả các bậc cha mẹ lo lắng về hạnh phúc, giáo dục, tương lai và sức khỏe của con họ, thì ông bà lại lo lắng một cách lớn lao. Việc quản lý một gia đình và các cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe cho các cháu có thể quá sức đối với nhiều ông bà. Ngân hàng máu dây rốn có thể giảm bớt gánh nặng cho ông bà và nó có thể là nguồn bảo vệ quý giá trong suốt cuộc đời của trẻ.

Cần có một cách tiếp cận chủ động để giáo dục các gia đình phi truyền thống, các bà mẹ đơn thân, các cơ quan quản lý nhận nuôi và mang thai hộ, thậm chí cả ông bà về tầm quan trọng của ngân hàng máu dây rốn. Đặc biệt khi xem xét rằng ở Mỹ, cứ 217 người thì có 1 người, tương đương 0,46%, sẽ được cấy ghép tế bào gốc (không chỉ cần một mà phải có một) vào tuổi 708, và tỷ lệ trẻ em sử dụng tế bào gốc máu dây rốn của chính mình là 1/5000 người ở độ tuổi 209. Trẻ em trong các gia đình phi truyền thống nên được bảo vệ bằng bảo hiểm y tế do ngân hàng máu dây rốn cung cấp.

Mặc dù lưu trữ máu dây rốn không phải là một quá trình dễ dàng hoặc đơn giản đối với nhiều gia đình phi truyền thống, tuy nhiên nó là một biện pháp bảo vệ cần thiết cho sức khỏe tương lai của trẻ.

Đôi nét về tác giả:

Emma Berry là Trưởng phòng Tiếp thị của StemCyte Regenerative Therapeutics ở Baldwin Park, CA. Được thành lập vào năm 1997, StemCyte là một ngân hàng hỗn hợp với kho máu dây rốn tư nhân và công cộng khổng lồ, hiện diện trên toàn thế giới. StemCyte tích cực hỗ trợ các thử nghiệm lâm sàng sử dụng tế bào gốc mô dây rốn và máu dây rốn trong điều trị nhiều bệnh đe dọa tính mạng, chẳng hạn như tự kỷ, tiểu đường, đột quỵ cấp tính và mãn tính, tổn thương tủy sống, v.v. StemCyte là một trong số ít ngân hàng máu dây rốn được cả Hiệp hội Ngân hàng Máu dây rốn Hoa Kỳ (AABB) và Tổ chức Chứng nhận Liệu pháp Tế bào (FACT) công nhận.

Tài liệu tham khảo:

1. Pearce LD, Hayward GM, Chassin L, Curran PJ. The Increasing Diversity and Complexity of Family Structures for Adolescents. J Res Adolesc. 2018; 28(3):591–608.

2. Wrobel GM and Grotevant HD. Minding the (Information) Gap: What do Emerging Adult Adoptees Want to Know about their Birth Parents? Adopt Q. 2019; 22(1):29–52.

3. Gates GJ, Lee Badgett MV, Macomber J, Chambers K. Adoption and Foster Care by Gay and Lesbian Parents in the United States.  Joint Report by The Charles R. Williams Institute on Sexual Orientation Law and Public Policy and The Urban Institute. 2007.

4. Gates GJ. LGBT Parenting in the United States. Report by The Charles R. Williams Institute on Sexual Orientation Law and Public Policy, 2013.

5. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation. Can a child with cancer be treated with his or her own cord blood? FAQ  Date last modified: 20200804

6. Single Mother Guide. Single Mother Statistics. Accessed Dec. 2020

7. Thompson D. U.S. Grandparents Are Raising Millions of Kids, and It’s Tough. U.S. News & World Report. Published 20200804

8. Nietfeld JJ, Pasquini MC, Logan BR, Verter F, Horowitz MM. Lifetime Probabilities of Hematopoietic Stem Cell Transplantation in the U.S. Biol. Blood Marrow Transplant. 2008; 14(3):316–322.

9. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation. Odds of Use. Date last modified: 20181212.

 

NguồnParent’s Guide to Cord Blood

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan