Nghiên cứu về mối liên hệ giữa nồng độ lipid trong máu dây rốn và triệu chứng sớm của bệnh tự kỷ

Nội Dung Bài Viết

News Medical Life Sciences, 12/ 01/2024

Trong nghiên cứu gần đây được công bố trên eBioMedicine, các nhà nghiên cứu đã đánh giá mối liên quan giữa chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD), rối loạn phổ tự kỷ (ASD) với chất béo trong máu dây rốn khi trẻ được 2 tuổi.

Họ cũng xác định mối liên quan giữa các phương pháp dự đoán ASD và ADHD trước khi sinh, quá trình chu sinh và chất béo trong máu dây rốn.

1

Tổng quan

Các yếu tố nguy cơ đầu tiên như hóa chất, dụng cụ nhiễm khuẩn và tình trạng viêm nhiễm của mẹ sẽ ảnh hưởng đến tình trạng phát triển thần kinh như ASD và ADHD. Những trường hợp này có thể dẫn đến sự thay đổi về lipid huyết thanh, điều này rất quan trọng đối với sự phát triển thần kinh và chiếm 50-60% trọng lượng não. Tuy nhiên, những nghiên cứu về chuyển hóa lipid và tài liệu về lipid trong các chứng rối loạn thần kinh sớm vẫn còn hạn chế.

Nghiên cứu về trẻ sơ sinh Barwon (BIS) đã báo cáo rằng quá trình chuyển hóa calo bị suy giảm ở tuần thứ 28 của thai kỳ có liên quan đến các triệu chứng ASD ở trẻ 2 tuổi và 4 tuổi, cho thấy rằng cấu trúc của lipid rất quan trọng đối với ASD và ADHD.

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu về đoàn hệ tương lai hiện nay, các nhà nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu phân tích lipidomic từ BIS để tìm hiểu về mối liên quan giữa lipid trong máu dây rốn với các triệu chứng ASD và ADHD ở trẻ hai tuổi.

Họ cũng đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố trong lipid máu dây rốn trước và sau khi sinh với ASD, ADHD.

Nhóm nghiên cứu của BIS gồm 1074 cặp mẹ và con ở Victoria, Úc, đã phân tích lipid trong máu của trẻ sơ sinh khi sinh bằng phương pháp sắc ký lỏng song song khối phổ cao áp (UHPLC-MS).

Nhóm nghiên cứu đã phân cụm lipid thành các mô-đun lipid thông qua phân tích mạng lưới tương quan gen có trọng số (WGCNA).

Họ đã thực hiện hồi quy tuyến tính đa biến để tỉm ra mối liên hệ giữa các mô-đun với các triệu chứng ASD và ADHD ở trẻ hai tuổi, điều chỉnh độ tuổi của trẻ khi đánh giá, giới tính khi sinh, thời gian đông lạnh huyết thanh, thời gian trong tủ đông và sự nhiễm khuẩn máu dây rốn của mẹ.

Nhóm đã thực hiện phân tích để đánh giá tác động gián tiếp của các yếu tố trước khi sinh, chu sinh làm tăng nguy cơ mắc các triệu chứng ASD và ADHD qua các mô-đun.

Nghiên cứu đã tuyển dụng các cá nhân từ Barwon với tiêu chuẩn mẫu trước sinh từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 7 năm 2013. Các nhà nghiên cứu đã lấy máu mẹ ở tuần thứ 28 của thai kỳ và máu dây rốn khi sinh. Ngoài ra, họ còn thu thập máu tĩnh mạch của trẻ sơ sinh và đánh giá mức độ nhiễm khuẩn của máu dây rốn ở mẹ bằng cách phân tích methyl hóa axit deoxyribonucleic (DNA).

Các nhà nghiên cứu đã thu được số đo lipid từ máu của các bà mẹ ở tuần thứ 28 của thai kỳ, máu dây rốn và máu của trẻ sơ sinh lúc 6 tháng, 12 tháng và 4 tuổi.

Họ cũng đánh giá các đặc điểm trao đổi chất từ máu mẹ và dây rốn rồi phân tích chúng bằng cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).

Ở trẻ mẫu giáo, nhóm nghiên cứu đã đo các triệu chứng liên quan đến ASD và ADHD bằng cách sử dụng Danh sách kiểm tra hành vi trẻ em (CBCL) khi trẻ được 2 tuổi và Bảng câu hỏi về điểm mạnh và khó khăn P4-10 (SDQ) khi trẻ 4 tuổi.

Họ thu thập dữ liệu trước khi sinh từ Bảng câu hỏi của mẹ, khám lâm sàng và hồ sơ tiền sản.

Họ xác nhận các yếu tố chu sinh với dữ liệu của bệnh viện, bao gồm phương thức sinh, sinh mổ (theo kế hoạch so với cấp cứu), thời gian chuyển dạ, giới tính và tuổi thai của trẻ khi sinh, điểm Apgar sau 5 phút và cân nặng khi sinh.

Kết quả

Mô-đun acylcarnitine có liên quan đến các triệu chứng ASD và ADHD khi trẻ được hai tuổi. Nồng độ acylcarnitine khi sinh cao hơn là trung gian của các yếu tố nguy cơ đối với tình trạng phát triển thần kinh, bao gồm thu nhập hộ gia đình, tình trạng viêm của bà mẹ và điểm Apgar. Các lipid máu dây rốn khác cũng liên quan đến các triệu chứng ASD và ADHD.

9 mẫu mô-đun lipid cho thấy chúng có liên quan đến nguy cơ gia tăng triệu chứng ADHD sau hai năm, bốn trong số đó cũng liên quan đáng kể đến nguy cơ gia tăng triệu chứng ASD sau hai năm.

Các mô-đun lipid Blue-SMD(hub), Turquoise-PE(hub) và Cyan-AC cho thấy giá trị p thấp nhất và cường độ cao nhất liên quan đến nguy cơ triệu chứng ADHD.

Đối với mức tăng độ lệch chuẩn trong các mô-đun Cyan-AC, Turquoise-PE(hub) và Blue-SMD(hub), sự khác biệt trung bình ước tính về các triệu chứng ADHD sau hai năm lần lượt là 0,5 điểm, 0,4 điểm và 0,3 điểm.

Nồng độ Cyan-AC cao hơn trong máu dây rốn phần nào điều chỉnh mối liên quan giữa thu nhập hộ gia đình thấp hơn khi mang thai và tần suất xuất hiện các triệu chứng ADHD cao hơn khi trẻ được 2 tuổi.

NOPMS của mẹ, NOPMS và GlycA khi sinh có liên quan đến các triệu chứng ADHD, nhưng GlycA của mẹ thì không. Hồ sơ lipid máu dây rốn làm trung gian cho mối liên quan giữa các yếu tố khi sinh như điểm Apgar thấp, GlycA khi sinh, chuyển hóa pyruvate không oxy hóa khi sinh và các triệu chứng ADHD.

Acylcarnitine làm trung gian cho mối liên quan giữa thu nhập hộ gia đình, NOPMS của mẹ, GlycA khi sinh và triệu chứng ASD.

Nghiên cứu đã xác định một số bằng chứng về quan hệ ảnh hưởng, bao gồm các phát hiện trong CBCL hai năm và các câu hỏi phụ SDQ bốn năm rằng acylcarnitine có liên quan đến các triệu chứng ASD và ADHD.

Kết luận

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu nêu bật được mối liên quan giữa chất béo trong máu dây rốn với nguy cơ mắc các triệu chứng ASD và ADHD ở độ tuổi từ hai đến bốn tuổi. Nồng độ acylcarnitine khi sinh trong máu dây rốn tăng cao có liên quan đến các yếu tố nguy cơ trước khi sinh, quá trình chu sinh đối với các triệu chứng ASD và ADHD trong giai đoạn đầu đời.

Những phát hiện này nhấn mạnh tầm quan trọng của lipid khi sinh trong cơ chế bệnh sinh và phòng ngừa ASD và ADHD.

Nghiên cứu trong tương lai có thể kết hợp các phép đo của Carnitine, acylcarnitine chuỗi ngắn, trung bình và rất dài, chức năng của ty thể, vận chuyển Carnitine và các chất chuyển hóa liên quan để làm sáng tỏ cơ chế ASD và ADHD ở trẻ em.

Tài liệu tham khảo:

Kristina Vacy et al., (2024) Cord blood lipid correlation network profiles are associated with subsequent attention-deficit/hyperactivity disorder and autism spectrum disorder symptoms at 2 years: a prospective birth cohort study, eBioMedicine 2024;100:104949, doi: https://doi.org/10.1016/j.ebiom.2023.104949https://www.thelancet.com/journals/ebiom/article/PIIS2352-3964(23)00515 7/fulltext

Nguồn: News Medical Life Sciences

Link: https://www.news-medical.net/news/20240112/Study-links-cord-blood-lipid-levels-to-early-ADHD-and-autism-symptoms.aspx

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan