Nhau thai thuộc mẹ cũng có các tế bào tiềm năng

Nội Dung Bài Viết

Parent’s Guide to Cord Blood, 06/2024

Màng rụng nhau thai là gì?

Nhau thai là một cơ quan tuyệt vời, là trung gian trao đổi giữa mẹ và con trong thai kỳ1. Nó nhỏ nhưng có võ. Khi thai đủ tháng, nhau thai trung bình nặng khoảng 1 pound (nửa kg) và vận chuyển 20 ounce (0,6 lít) máu mỗi phút.

h

Hầu hết nhau thai  hình thành từ trứng được thụ tinh và về gen thì phù hợp với em bé. Tuy nhiên, một phần nhỏ của nhau thai có nguồn gốc từ mẹ và các chuyên gia y tế gọi là “nhau thai thuộc mẹ”2. Để trứng được thụ tinh và có thể bám vào thành tử cung của người mẹ, niêm mạc tử cung mọc ra những ngón tay đan vào nhau với những ngón tay kéo dài từ nhau thai của thai nhi và chúng cùng nhau neo giữ nhau thai. Phần tử cung nơi lớp niêm mạc dày lên và hình thành các ngón tay kéo dài vào nhau thai được gọi là màng rụng nhau thai gồm các mô giống với mẹ3.

Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ và thai nhi có thể trao đổi với nhau thông qua nhau thai. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nhau thai tiết ra hormone prolactin, hormone này di chuyển qua màng ối để tắm cho thai nhi với hàm lượng prolactin cao trong suốt thai kỳ. Prolactin đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì khả năng miễn dịch của mẹ và thai nhi, để hệ thống miễn dịch của mẹ không tấn công con trong thai kỳ3.

Cho đến nay, các công ty đang thu thập nhau thai hiến tặng để sản xuất các sản phẩm y tế đều đang quan tâm tới nhau thai thuộc con 4-6. Người mẹ đồng ý hiến tặng toàn bộ nhau thai nhưng nhau thai thuộc con dễ dàng xử lý hơn. Nhau thai thuộc con to hơn, dễ dàng lấy được một mảnh mô rõ ràng có nguồn gốc từ thai nhi, bên thai nhi cũng chưa tiếp xúc với các tác nhân trong bệnh sử của người mẹ. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ tế bào của mẹ và thai nhi có thể đi qua nhau thai theo cả hai hướng. Nghiên cứu cho biết rằng bạn có thể tìm thấy một vài tế bào của người mẹ phù hợp với gen di truyền của một trong những đứa con mà bà đã mang trong mình7. Một số nhà khoa học đã cảnh báo rằng khi tế bào nhau thai thuộc con được nuôi cấy tăng sinh, một số tế bào của mẹ cũng có thể phát triển theo8.

Sức mạnh của tế bào mô đệm màng rụng (Decidua Stromal Cells -DSC)

Một bài báo xuất bản gần đây đã kết luận rằng tế bào mô đệm màng rụng là liệu pháp tế bào tốt nhất cho bệnh ghép chống chủ (Graft versus Host Disease – GvHD), một biến chứng của cấy ghép tế bào gốc thường gây tử vong9. Tế bào mô đệm màng rụng (Decidua Stromal Cells – DSC) này là tên đặc biệt của các tế bào mô đệm trung mô (MSC) được thu hoạch từ màng rụng

Các tác giả của nghiên cứu quảng bá DSC là Tiến sĩ, Bác sĩ Olle Ringdén và Tiến sĩ, Bác sĩ Behnam Sadeghi, liên kết với Karolinska Institutet ở Huddinge, Thụy Điển9. Các nhà khoa học tại Viện Karolinska là những người đầu tiên điều trị GvHD bằng MSC vào năm 2004, cứu sống một đứa trẻ chín tuổi mắc bệnh GvHD10 cấp tính,  nặng. Trong 20 năm kể từ đó, nhiều nghiên cứu lâm sàng đã sử dụng MSC, chủ yếu có nguồn gốc từ tủy xương, để điều trị GvHD. Nhưng MSC chỉ đạt được sự chấp thuận ở ba quốc gia như một liệu pháp GvHD có thể được đưa ra ngoài các thử nghiệm lâm sàng11. Đây là một ví dụ khác về liệu pháp tế bào trong đó một số bệnh nhân đã báo cáo hồi phục đáng kể, tuy nhiên số liệu thống kê tổng thể về lợi ích của bệnh nhân từ các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối vẫn chưa rõ ràng. Một đánh giá toàn diện về MSC cho GvHD được xuất bản vào năm 2023 đã chỉ ra rằng các phân tích tổng hợp trước đây chưa phân loại MSC theo nguồn mô và cần phải nỗ lực nhiều hơn để tìm ra dấu ấn sinh học dự đoán bệnh nhân GvHD nào sẽ có phản ứng mạnh12.

Dưới đây là những con số giải thích tại sao Ringdén & Sadeghi nói rằng DSC là “lĩnh vực mới” trong liệu pháp GvHD: Biến chứng của GvHD xảy ra ở khoảng 37% bệnh nhân sau khi ghép tế bào gốc13. Trong các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp MSC cho bệnh nhân mắc GvHD kháng steroid, thông thường 2/3 số bệnh nhân đáp ứng với MSC và 2/3 trong số những người đáp ứng đó sống sót sau sáu tháng9,12. Để so sánh, khi Ringdén & Sadeghi thử nghiệm DSC trên 21 bệnh nhân mắc GvHD cấp tính nặng, 100% bệnh nhân phản ứng và 81% bệnh nhân sống sót sau một năm. Đây là một nhóm bệnh nhân nhỏ nhưng kết quả rất đáng chú ý

DSC khác với các MSC khác như thế nào?

Mặc dù hầu hết các mô của cơ thể con người đều chứa các tế bào đáp ứng rõ ràng về MSC, nhưng điều quan trọng cần nhấn mạnh là không phải tất cả chúng đều hoạt động giống nhau về mặt lâm sàng. Nói cách khác, nguồn MSC rất quan trọng. DSC từ nhau thai màng rụng tương tự như các nguồn MSC khác ở chỗ có độ an toàn tuyệt vời, chỉ có các tác dụng nhẹ khi truyền và hiếm gặp đã được báo cáo14-16. DSC từ nhau thai màng rụng khác nhau ở chỗ chúng có kích thước bằng một nửa MSC tủy xương, chúng có nhiều khả năng kích hoạt đông máu khi tiêm tĩnh mạch và tác dụng ức chế miễn dịch mạnh hơn các nguồn MSC khác, nhưng khả năng ức chế miễn dịch của chúng cũng phụ thuộc nhiều hơn vào sự tiếp xúc giữa các tế bào9,17-19.

Thật thú vị khi thấy các tế bào từ nhau thai thuộc mẹ cũng đang được xác định. Ngoài GvHD, DSC cũng đã được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng đối với bệnh viêm bàng quang xuất huyết và hội chứng suy hô hấp cấp tính (acute respiratory distress syndrome – ARDS)20,21. Hy vọng Ringdén & Sadeghi có thể thực hiện các thử nghiệm lâm sàng lớn hơn về DSC để có thể chấp thuận sử dụng cho số lượng bệnh nhân lớn hơn.

Tài liệu tham khảo

  1. Ben-Senior L. 10 Amazing Facts About the Placenta. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2020-10
  2. Sapanara N. What your placenta can and can’t do. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2020-02
  3. Flores-Espinosa P, Méndez I, Irles C, Olmos-Ortiz A, Helguera-Repetto C, Mancilla-Herrera I, Ortuño-Sahagún D, Goffin V, Zaga-Clavellina V. Immunomodulatory role of decidual prolactin on the human fetal membranes and placenta. Frontiers Immunology. 2023; 14:1-11.
  4. Schweizer R. Amniotic Membrane of the Placenta – Part 1. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2016-09
  5. Verter F. It’s the morning before your C-section, and someone wants you to donate your placenta. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2021-01
  6. Tibbot T, Verter F. What do they do with all those placenta donations? Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2023-12
  7. Dawe GS, Tan XW, Xiao ZC. Cell Migration from Baby to Mother. Cell Adhesion & Migration. 2007; 1(1):19-27.
  8. Silini AR, Parolini O. Are we ready for placenta cells to enter the clinic? Parent’s Guide to Cord Blood Foundation Newsletter Published 2018-06
  9. Ringdén O & Sadeghi B. Placenta-Derived Decidua Stromal Cells: A New Frontier in the Therapy of Acute Graft-Versus-Host Disease. Stem Cells. 2024; 42(4):291–300.
  10. Le Blanc K, Rasmusson I, Sundberg B, Götherström C, Hassan M, Uzunel M, Ringdén O. Treatment of severe acute graft-versus-host disease with third party haploidentical mesenchymal stem cells. The Lancet. 2004; 363(9419):1439-1441.
  11. Robb KP, Galipeau J, Shi Y, Schuster M, Martin I, Viswanathan S. Failure to launch commercially-approved mesenchymal stromal cell therapies: what’s the path forward? Cytotherapy. 2024; 26(5):413-417.
  12. Kadri N, Amu S, Iacobaeus E, Boberg E, Le Blanc K. Current perspectives on mesenchymal stromal cell therapy for graft versus host disease. Nature, Cellular & Molecular Immunology. 2023; 20:613–625.
  13. Arai S, Arora M, Wang T, Spellman SR, He W, Couriel DR, …. Pavleti SZ. Increasing Incidence of Chronic Graft-versus-Host Disease in Allogeneic Transplantation: A Report from the Center for International Blood and Marrow Transplant Research. Biol. Blood Marrow Transpl. 2015; 21(2):266-274.
  14. Thompson M, Mei SHJ, Wolfe D, Champagne J, Fergusson D, Stewart DJ, … McIntyre L. Cell therapy with intravascular administration of mesenchymal stromal cells continues to appear safe: An updated systematic review and meta-analysis. eClinicalMedicine. 2020; 19:100249.
  15. Sadeghi B, Moretti G, Arnberg F, Samén E, Kohein B, Catar R, … Ringdén O. Preclinical Toxicity Evaluation of Clinical Grade Placenta-Derived Decidua Stromal Cells. Frontiers Immunology. 2019; 10:2685.
  16. Baygan A, Aronsson-Kurttila W, Moretti G, Tibert B, Dahllöf G, Klingspor L, … Ringdén O. Safety and Side Effects of Using Placenta-Derived Decidual Stromal Cells for Graft-versus-Host Disease and Hemorrhagic Cystitis. Frontiers Immunology. 2017; 8:795.
  17. Moll G, Ignatowicz L, Catar R, Luecht C, Sadeghi B, Hamad O, … Ringdén O. Different Procoagulant Activity of Therapeutic Mesenchymal Stromal Cells Derived from Bone Marrow and Placental Decidua. Stem Cells and Development. 2015; 24(19)
  18. Erkers T, Nava S, Yosef J, Ringdén O, Kaipe H. Decidual Stromal Cells Promote Regulatory T Cells and Suppress Alloreactivity in a Cell Contact-Dependent Manner. Stem Cells and Development. 2013; 22(19)
  19. Ringdén O, Moll G, Gustafsson B, Sadeghi B. Mesenchymal Stromal Cells for Enhancing Hematopoietic Engraftment and Treatment of Graft-Versus-Host Disease, Hemorrhages and Acute Respiratory Distress Syndrome. Frontiers Immunology. 2022; 13:839844
  20. Aronsson-Kurttila W, Baygan A, Moretti G, Remberger M, Khoein B, Moll G, Sadeghi B, Ringdén O. Placenta-Derived Decidua Stromal Cells for Hemorrhagic Cystitis after Stem Cell Transplantation. Acta Haematologica. 2018; 139(2):106–114.
  21. Sadeghi B, Roshandel E, Pirsalehi A, Kazemi S, Sankanian G, Majidi M, …. Hajifathali A. Conquering the cytokine storm in COVID-19-induced ARDS using placenta-derived decidua stromal cells. J Cellular Molecular Med. 2021; 25(22):10554-64.

Nguồn: Parent’s Guide to Cord Blood

Link: https://parentsguidecordblood.org/en/news/maternal-side-placenta-has-valuable-cells-too

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan