Tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ dây rốn tăng khả năng sống cho bệnh nhân mắc bệnh ghép chống chủ (GVHD) cấp tính

Nội Dung Bài Viết

Cancer Nursing Today, 04/07/2024

Được viết bởi Katie Kosko

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những bệnh nhân mắc bệnh ghép chống chủ cấp tính (acute graft versus host disease – aGVHD) được nhận tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ dây rốn (umbilical cord derived mesenchymal stem cells – UC-MSC) có đáp ứng tổng thể tốt hơn và sống lâu hơn so với nhóm giả dược. Lợi ích của UC-MSC đặc biệt tốt hơn ở những bệnh nhân có aGVHD cấp độ cao hơn.

Hơn 20 bệnh nhân đã trải qua cấy ghép tế bào gốc tạo máu đồng loại để điều trị các rối loạn huyết học ác tính hoặc không ác tính đã tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I/II. Những phát hiện này đã được trình bày tại Đại hội Hiệp hội Huyết học Châu Âu năm 2024.

Bệnh nhân có aGVHD cấp 2 – 5 được chọn ngẫu nhiên, nhận tối đa 3 lần truyền UC-MSC ngay từ đầu (n=14) hoặc giả dược (n=8). Đáp ứng tổng thể (OR) được đo ở thời điểm 14 và 28 ngày. Hơn nữa, tỷ lệ sống thêm toàn bộ (OS) được thực hiện ở thời điểm 3 và 12 tháng.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “UC-MSC đã chứng minh đáp ứng hoàn toàn nhanh và bền hơn cũng như tỷ lệ sống sót sau 3 tháng vượt trội so với nhóm dùng giả dược”.

Nghiên cứu cho thấy vào ngày 14, tỷ lệ OR là 78,6% ở những bệnh nhân dùng UC-MSC so với 75% ở nhóm dùng giả dược. Ngày 28 cho thấy kết quả tương tự (tương ứng là 78,6% so với 62,5%).

Tỷ lệ OS cao hơn ở nhóm UC-MSC so với giả dược ở cả 3 tháng (85,1% so với 62,5%) và 12 tháng (56,7% so với 37,5%).

Các phân tích nhóm phụ được tiến hành dựa trên mức độ ban đầu của bộ nhớ hiệu ứng  biệt hóa điểm cuối (TEMRA) tế bào T CD4+ và CD8+TEMRA trong bệnh nhân.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “CD4+TEMRA hoặc CD8+TEMRA là những tín hiệu dự đoán tiềm năng được sử dụng để xác định các nhóm nhỏ bệnh nhân nhận được lợi ích đáng kể từ việc áp dụng trước UC-MSC, hứa hẹn độ chính xác trong việc lựa chọn bệnh nhân và chiến lược hiệu quả về mặt chi phí”.

Cụ thể, CD4+TEMRA >35% hoặc CD8+TEMRA >70% cho thấy OS tăng cao sau 3 tháng (100% so với 80%; 100% so với 80%) và 12 tháng (83,3% so với 60%; 71,4% so với 60%) của nhóm UC-MSC so với nhóm giả dược.

Các nhà nghiên cứu cũng biết được thông qua phân tích tương quan rằng OS lúc 12 tháng có liên quan tích cực đến OR ở ngày thứ 28 và CD4+TEMRA, CD8+TEMRA cơ bản.

Ngoài ra, những bệnh nhân mắc aGVHD cấp 3-5 nặng với CD4+TEMRA >35% được điều trị UC-MSC có nhiều khả năng sống đến 12 tháng hơn so với giả dược (83% so với 50%). Tuy nhiên, những bệnh nhân có CD4+TEMRA >35% trong nhóm giả dược có tỷ lệ sống sót là 0% bất kể mức độ aGVHD.

Sau 12 tháng, tất cả bệnh nhân aGVHD cấp 3-5 có CD8+TEMRA ban đầu >70% và nhận UC-MSC đều còn sống. Không có người sống sót trong nhóm giả dược có CD8+TEMRA cơ bản <70%

“Phát hiện của chúng tôi chứng minh rằng việc sử dụng UC-MSC trước giúp cải thiện  OR ở ngày 28 và tăng tỷ lệ sống sót ở cả 3 và 12 tháng ở bệnh nhân aGVHD, đặc biệt là những bệnh nhân ở cấp 3-4 có CD4+TEMRA cơ bản vượt quá 35% hoặc CD8+TEMRA vượt 70% so với nhóm giả dược,” các nhà nghiên cứu cho biết.

Không có tác dụng phụ liên quan nào đến điều trị được báo cáo trong nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

Chin SP, Tan SM, Chang KM, et al. Predictors of survival and successful response to upfront UC-MSC treatment in acute GVHD patients: findings from a randomized, double-blinded, placebo-controlled multicentre clinical trial. P1371. Presented at the European Hematology Association 2024 Congress; June 13-16; Madrid, Spain

Nguồn: Cancer Nursing Today

Link: https://cancernursingtoday.com/post/umbilical-cord-derived-mesenchymal-stem-cells-boost-survival-in-patients-with-acute-gvhd

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan