News Medical & Life Sciences, 12/12/2023
Các chuyên gia của Mayo Clinic và các cộng tác viên quốc tế đã tìm ra liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc đã cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân suy tim giai đoạn cuối trong một thử nghiệm lâm sàng đa quốc gia. Một trong những nghiên cứu lớn nhất về sự can thiệp của tế bào gốc sau cơn đau tim, bệnh nhân cho biết những khó khăn hằng ngày của họ đã giảm bớt khi tế bào gốc được tối ưu hóa để sửa chữa tim và kèm theo chăm sóc bệnh nhân theo tiêu chuẩn. Nghiên cứu lâm sàng này ghi nhận các ca tử vong và nhập viện thấp hơn ở những người được điều trị bằng liệu pháp tế bào gốc. Nghiên cứu này được công bố trên Tạp chí Stem Cell Translational Medicine.
Tiến sĩ, Bác sĩ Andre Terzic, chuyên gia nghiên cứu về tim mạch của Mayo Clinic và là tác giả chính của bài báo “ Phương pháp tiếp cận bằng tế bào gốc trong nghiên cứu hiện tại chứng minh lợi ích lâu dài đối với sức khỏe thể chất và tinh thần khi đáp ứng với liệu pháp sinh học”.
Tiến sĩ Terzic là Giám đốc Marriott Family, Y học tái tạo tim toàn diện cho Trung tâm Trị liệu sinh học tái tạo.
Tại Mỹ, có khoảng 800.000 người bị đau tim mỗi năm. Tổn thương cơ tim làm suy yếu khả năng bơm máu đi khắp cơ thể của tim, dẫn đến suy tim, một căn bệnh gây suy nhược và đe dọa tính mạng. Những người bị suy tim thường giảm chất lượng cuộc sống, kèm theo khó thở, mệt mỏi, sưng chân và hạn chế hoạt động hằng ngày. Tiêu chuẩn chăm sóc bệnh suy tim bao gồm chế độ ăn uống và thói quen tốt cho tim, thuốc men, thiết bị cấy ghép và phục hồi chức năng. Tuy nhiên, các chế độ điều trị hiện tại không có tác dụng với tất cả các bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân giai đoạn cuối
Nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn 315 bệnh nhân bị suy tim nặng mặc dù đã nhận được dịch vụ chăm sóc tiêu chuẩn từ 39 bệnh viện ở 10 quốc gia. Bệnh nhân được chia ngẫu nhiên theo nhóm điều trị bằng tế bào gốc và nhóm đối chứng không điều trị. Nhóm bệnh nhân điều trị bằng tế bào gốc được đặt ống thông tim. Sau đó, các tế bào gốc lấy từ tủy xương của chính họ và được lập trình để chữa lành các mô tim bị tổn thương đưa vào tim. Nhóm đối chứng không điều trị tế bào gốc đã được đặt ống thông tim mà không nhận tế bào gốc đây được gọi là phương pháp điều trị giả.
Tất cả những người tham gia được yêu cầu hoàn thành bản tự đánh giá gồm 21 câu hỏi khi bắt đầu nghiên cứu và sau đó thực hiện lại vào các tuần thứ 26, 39 và 52 tuần sau khi điều trị. Đối với mỗi câu hỏi, họ đánh giá trạng thái thể chất, hành vi và cảm xúc của mình theo thang điểm từ 0 đến 5.
Trong thời gian theo dõi một năm, những bệnh nhân có buồng tim trái phì đại từ trước đã báo cáo chất lượng cuộc sống được cải thiện sau khi điều trị bằng tế bào so với những người được điều trị giả. Song song đó, tỷ lệ tử vong và nhập viện thấp hơn được ghi nhận ở những người nhận tế bào gốc.
Tiến sĩ, Bác sĩ Satsuki Yamada, chuyên gia về tim mạch của Mayo Clinic và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu cho biết: “Đây là dữ liệu từ một trong những thử nghiệm liệu pháp tế bào gốc trong điều trị tim mạch lớn nhất, thử nghiệm công nghệ tái tạo được phát hiện tại Mayo Clinic, cho thấy lợi ích cả về số lượng và chất lượng cuộc sống ở bệnh tim tiến triển. Lợi ích của chăm sóc tái tạo thường được đánh giá dựa trên kết quả được báo cáo của bác sĩ lâm sàng. Điều độc đáo trong nghiên cứu này là nó được thiết kế dựa vào trải nghiệm của bệnh nhân.”
Thử nghiệm lâm sàng này được thực hiện theo phương pháp mù đôi, trong đó cả người tham gia và chuyên gia chăm sóc sức khỏe của họ đều không biết được trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Nghiên cứu mù đôi được thiết kế để giảm nguy cơ sai lệch khi đánh giá kết quả của bệnh nhân.
Cần có những nghiên cứu lâm sàng độc lập hơn nữa để xác nhận những phát hiện của nghiên cứu này.
Tổ chức Gia đình Marriott và Viện Y tế Quốc gia (R01 HL 134664) đã tài trợ. Chương trình Y học Tái tạo Van Cleve của Mayo Clinic, Quỹ Gia đình Gerstner, Quỹ Tanoto và Trung tâm Trị liệu Sinh học Tái tạo Mayo Clinic đã hỗ trợ thêm.
Tài liệu tham khảo:
Yamada, S., et al. (2023). Cell Therapy Improves Quality-of-Life in Heart Failure: Outcomes From a Phase III Clinical Trial. Stem Cells Translational Medicine. doi.org/10.1093/stcltm/szad078.
Nguồn: News Medical & Life Sciences