News Medical Life Sciences, 25/04/2024
Gần đây, một bài báo được công bố trên eBioMedicine, các nhà khoa học đã nghiên cứu xem liệu tế bào gốc trung mô có nguồn gốc từ dây rốn của con người (hUC-MSC) có thể chữa lành vết loét ở vùng thắt lưng ở bệnh nhân mắc bệnh Crohn (CD) hay không.
Nghiên cứu: Liệu pháp hUC-MSC đối với bệnh Crohn: hiệu quả điều trị viêm đại tràng do TNBS ở chuột và nghiên cứu lâm sàng thí điểm.
Tổng quan
Bệnh Crohn (Crohn’s Disease – CD) là một căn bệnh đang được nghiên cứu trên toàn cầu với tỷ lệ hiệu quả hồi phục kém đã đặt ra thách thức đáng kể cho các chuyên gia. Các phương pháp điều trị hiện nay còn hạn chế và tỷ lệ hồi phục lâu hơn mong đợi.
Liệu pháp (Mesenchymal Stem Cell – MSC) đã được chứng minh là một phương pháp mới có tiềm năng điều trị các tình trạng rối loạn khác nhau của CD, như CD rò hoặc áp xe quanh vùng hậu môn. Tuy nhiên, có rất ít bằng chứng về hiệu quả của MSC trong việc điều trị hoặc chữa lành vết loét đường ruột ở bệnh CD.
MSC có nguồn gốc dây rốn của con người đã trở nên phổ biến nhờ khả năng điều hòa miễn dịch, phân lập đơn giản, nguồn tế bào gốc vô hạn, khả năng đào thải miễn dịch thấp và không sinh u.
Mặc dù chúng có ích trong các bệnh viêm nhiễm và miễn dịch, nhưng chưa có nghiên cứu nào nói về việc sử dụng hUC-MSC tại chỗ để chữa lành vết loét đường ruột ở bệnh nhân CD.
Về nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá tính an toàn và hiệu quả của hUC-MSC trong kiểm soát CD.
Họ đã sử dụng mô hình chuột bị viêm đại tràng gây ra bởi axit 4,6-trinitrobenzenesulfonic (TNBS) để đánh giá hiệu quả của hUC-MSC trong điều trị CD. Họ tính toán chỉ số hoạt động bệnh (the disease activity index – DAI) bằng cách cộng các giá trị về mức độ sụt cân của bệnh nhân, độ đặc của phân và máu trong phân.
Chỉ số tổn thương đại tràng (colon macroscopic damage index – CMDI) đánh giá mức độ viêm đại tràng. Họ phân tích các mẫu mô đại tràng dưới kính hiển vi để thiết lập điểm mô bệnh lý (histopathological scores – HPS).
Từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 10 năm 2023, các nhà nghiên cứu đã thực hiện một nghiên cứu lâm sàng nhãn mở với 17 bệnh nhân CD khó điều trị. Những người tham gia được tiêm hUC-MSC dưới niêm mạc cục bộ bằng nội soi (60 × 106 tế bào/10 mL), sau đó truyền tĩnh mạch nhỏ giọt 1,0 × 106 hUC-MSCs/kg/100 mL vào ngày hôm sau.
Nghiên cứu gồm các bệnh nhân CD trung bình đến nặng trong ≥ 3 tháng ở độ tuổi 18–75, điểm CDAI cơ bản là 220-450 và loét nội soi. Họ không đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường hoặc tiên tiến, bao gồm cả thuốc điều hòa miễn dịch và thuốc sinh học.
Bệnh nhân được theo dõi trong 24 tuần, đo các dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm vào các ngày 0, tuần 4, tuần 8, tuần 12 và tuần 24.
Nhóm nghiên cứu thực hiện đánh giá nội soi khi bắt đầu thử nghiệm và sau 12 tuần, thu các mẫu niêm mạc từ rìa tổn thương để giải trình tự axit ribonucleic (ribonucleic acid – RNA). Các nhà nghiên cứu đã loại trừ những người có tiền sử mang thai, biến chứng CD, bệnh đi kèm, phẫu thuật trước đó, nhiễm trùng ngoài tầm kiểm soát hoặc ung thư trong 5 năm qua.
Nhóm nghiên cứu cũng đã tạo ra hai môi trường đồng nuôi cấy in vitro hUC-MSC bằng cách sử dụng các mô niêm mạc và dòng tế bào đơn nhân của các đại thực bào M1 do THP-1 tạo ra. Phản ứng chuỗi polymerase phiên mã ngược (reverse transcription-polymerase chain reaction – RT-PCR) phát hiện các gen liên quan đến chức năng bảo vệ ruột và viêm.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã thực hiện phân tích bản thể gen (gen ontology – GO) và khám phá về các con đường làm giàu gen và bộ gen nhờ phân tích Kyoto Encyclopedia of Genes and Genomes (KEGG).
Họ đã sử dụng các xét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzyme (enzyme-linked immunosorbent assay – ELISA) để đánh giá biểu hiện của protein gen-6 kích thích yếu tố diệt khối u (tumor necrosis factor-stimulated gen-6 protein – TSG-6) trong dịch nổi nuôi cấy hUC-MSC sau 48 giờ kích thích bằng lipopolysacarit (LPS), interferon-gamma ( IFNγ) và TNF-alpha (TNFα) trong 48 giờ.
Kết quả
Trong các nghiên cứu tiền lâm sàng, hUC-MSC làm tăng trọng lượng cơ thể và giảm điểm DAI, CMDI và HPS trong mô hình chuột viêm đại tràng do TNBS gây ra đồng thời làm giảm đáng kể tổn thương niêm mạc ruột, phù nề, sung huyết và loét.
Tiêm hUC-MSC tại chỗ và dưới niêm mạc đã làm giảm vết loét đường ruột ở những người tham gia nghiên cứu.
Trong số các đối tượng, 8 bệnh nhân (47%) cho thấy đáp ứng nội soi (cải thiện ≥50% điểm SES-CD) và 3 bệnh nhân (18%) cho thấy niêm mạc đã lành, đồng thời cải thiện các dấu hiệu lâm sàng và không gây tác dụng phụ đáng kể.
MSC có nguồn gốc từ dây rốn đã làm tăng các bản phiên mã liên quan đến hàng rào bảo vệ ruột đồng thời làm giảm các bản phiên mã liên quan đến con đường viêm niêm mạc ruột, bao gồm tín hiệu TNF-α, interleukin-17 (IL-17) và thụ thể (TLR).
Phương pháp điều trị đã làm tăng đáng kể RNA của các protein liên kết chặt chẽ [E-cadherin (CDH1), zonula conccludens-1 (ZO1) và claudin-1 (CLDN1)] trong biểu mô ruột và các gen gây viêm ruột (TNF-α, IL). -1β và IL-6).
Hơn nữa, hUC-MSC làm giảm sự phân cực đại thực bào M1 và biểu hiện RNA thông tin (mesenger RNA – mRNA) do THP1 gây ra của TNF-α, IL-1β và IL-6. hUC-MSC đã ức chế bộ chuyển đổi tín hiệu/Janus kinase và chất kích hoạt quá trình phosphoryl hóa phiên mã (Janus kinase/signal transducers and activators of transcription – JAK/STAT) trong tế bào niêm mạc ruột của bệnh nhân mắc bệnh Crohn.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu cho thấy tiêm hUC-MSC dưới niêm mạc bằng nội soi đại tràng, kết hợp với truyền tĩnh mạch, làm giảm viêm đại tràng do TNBS ở chuột. Kỹ thuật này có thể điều trị bệnh CD nặng với hiệu quả lâm sàng và rủi ro có thể chấp nhận được.
Việc giải phóng TSG-6 có thể góp phần vào hiệu quả điều trị bằng cách ức chế quá trình phosphoryl hóa JAK/STAT, làm giảm sự phân cực của đại thực bào M1 và cải thiện chức năng bảo vệ ruột. Ở những người mắc CD trung bình đến nặng, điều trị bằng hUC-MSC giúp thuyên giảm lâm sàng và chữa lành vết loét đường ruột. Sự biểu hiện của các dấu hiệu đặc hiệu liên quan đến đại thực bào STAT1, M1 và các yếu tố gây viêm ở niêm mạc ruột giảm đáng kể sau khi điều trị. Cần nghiên cứu sâu hơn để xác định hiệu quả của việc điều trị bằng hUC-MSC và các quá trình cơ bản của liệu pháp này.
Tài liệu tham khảo
Qinjuan Sun et al., (2024) hUC-MSCs therapy for Crohn’s disease: efficacy in TNBS-induced colitis in rats and a pilot clinical study, eBioMedicine, doi: https://doi.org/10.1016/j.ebiom.2024.105128.
Nguồn: News Medical Life Sciences