Những ca trị liệu thành công bằng công nghệ tế bào gốc (Phần 1)

Nội Dung Bài Viết

Tế bào gốc đang ngày càng chứng tỏ được sức mạnh của mình trong việc điều trị. Thực tế công nghệ tế bào gốc đã vượt khỏi phạm vi phòng thí nghiệm từ rất lâu, không thiếu những trường hợp đứng giữa ranh giới sinh tử được cứu chữa thành công bằng tế bào gốc. Dưới đây là danh sách những ca trị liệu thành công nhờ tế bào gốc mà bạn có thể tham khảo cùng Mekostem:

Chữa khỏi hoàn toàn HIV nhờ cấy ghép tế bào gốc

“Phép màu” chính là cụm từ mô tả rõ ràng nhất về trường hợp chữa trị này. Trên thế giới đã có 4 trường hợp chữa khỏi HIV nhờ cấy ghép tế bào gốc từ người hiến tặng. Ca trị liệu gần nhất diễn ra vào năm 2019. Bệnh nhân là 1 nam giới 66 tuổi tại California (Mỹ) đã dương tính với virus HIV từ 25 năm trước. 

KH5

Suốt quãng thời gian dài đằng đẵng, những người xung quanh và ngay chính bệnh nhân cũng đã thỏa hiệp với “mức án tử” có thể đến bất cứ lúc nào. Tuy nhiên sau thời gian dùng thuốc kháng virus để duy trì tình trạng bệnh, phép màu đã xảy ra với bệnh nhân cao tuổi. 

Một ca cấy ghép từ tế bào gốc đã được thực hiện – với người hiến tặng có đặc điểm kháng virus tự nhiên, giúp cuộc đời bệnh nhân bước sang trang mới. Phương pháp cấy ghép này hiệu quả bởi tế bào gốc của người hiến tặng có đột biến gene đặc biệt. Cụ thể, chúng thiếu các thụ thể mà HIV sử dụng để lây nhiễm tế bào. Vậy nên người mang gene có khả năng kháng virus tự nhiên.

Sau khi cấy ghép tế bào gốc và trải qua thời gian hóa trị, bệnh nhân hiện tại đã thuyên giảm cả HIV và bệnh bạch cầu. Ca cấy ghép được đánh giá là thành công rực rỡ và mở ra khả năng điều trị dứt điểm cho “căn bệnh thế kỷ” HIV, dù cho người tiếp nhận tế bào đã lớn tuổi và người hiến tặng còn không phải người thân trong gia đình.

Điều trị thành công bệnh nhược cơ từ tế bào gốc tự thân

Ca điều trị thành công bệnh nhược cơ từ tế bào gốc đầu tiên tại Việt Nam được đội ngũ y bác sĩ bệnh viện 108 thực hiện. Đây có thể coi là ca cấy ghép đánh dấu bước tiến lớn trong công nghệ tế bào gốc tại Việt Nam, thắp thêm niềm tin cho những bệnh nhân nhóm bệnh nhược cơ – lupus ban đỏ có cơ hội duy trì chất lượng sống tốt hơn.

Bệnh nhân Nguyễn Thị Vân Anh (40 tuổi) – Hà Nội đã được chẩn đoán mắc bệnh lý nhược cơ vào tháng 4/2006. Cụ thể sau khi sinh con được 4 tháng, chị tự thấy cơ thể yếu dần, đang đi cầu thang cũng có thể bị ngã, cơ thể không có sức phải nhờ người khác dìu.

Bệnh nhân gặp khá nhiều bất lợi trước phẫu thuật khi đã trải qua cuộc phẫu thuật u tuyến ức vào năm 2009, tiếp đến là hành trình nạp vào cơ thể thuốc ức chế miễn dịch, thuốc corticoid, lọc huyết… Tình trạng của chị Vân Anh ngày càng chuyển biến xấu và phải phụ thuộc vào chăm sóc từ gia đình.

Sau khi thử tất cả các phương pháp, đội ngũ điều trị đi tới quyết định ghép tế bào gốc máu tự thân. Vì tính chất của bệnh nhược cơ là 1 loại bệnh tự miễn, đòi hỏi phải có tế bào gốc tinh khiết để tránh các phản ứng sau phẫu thuật, vậy nên các bác sĩ đã quyết định ghép tế bào gốc tự thân tinh khiết CD34 cho chị. 

Đây là cuộc cấy ghép cam go với 1 năm chuẩn bị, 90 ngày thực hiện. Quá trình bao gồm diệt tủy, đưa cơ thể bệnh nhân về trạng thái không có khả năng đáp ứng miễn dịch (phù hợp để ghép), ghép tế bào gốc CD34, theo dõi mọc ghép mỗi ngày. Các bác sĩ phải đếm từng tế bào mỗi ngày và không ngừng hy vọng. 

May mắn cuối cùng đã mỉm cười khi cuối cùng bệnh nhân đã có thể vận động. Nhờ các tế bào cấy ghép phát triển tốt, tháng 6 năm 2021, chị Vân Anh đã được ra viện với trạng thái sức khỏe tốt, không hề gặp trở ngại trong sinh hoạt.

Thoát khỏi căn bệnh máu trắng nhờ cấy ghép tế bào gốc không cùng huyết thống

Ca cấy ghép được thực hiện thành công tại Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, cứu sống chị Hoàng Thị Thùy Linh (Quảng Bình) – 1 bệnh nhân bị bệnh máu trắng lâu năm thuộc nhóm tiên lượng xấu. Đây cũng là công cuộc cứu người khó khăn với các y bác sĩ vì những chuyển biến bất ngờ trong quá trình thực hiện.

Cụ thể, vào cuối năm 2014, cuộc cấy ghép áp dụng công nghệ tế bào gốc đầu tiên được tiến hành. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định ghép tế bào gốc cho bệnh nhân từ nguồn tế bào gốc cùng huyết thống (em trai ruột bệnh nhân). Đây cũng là phương thức cấy ghép đã có tiền lệ với tỉ lệ thành công cao.

Tuy nhiên khi tiến hành xét nghiệm tủy, tế bào gốc của người nhà chị Linh lại không phù hợp. Điều này khiến các y bác sĩ phải mạo hiểm thực hiện 1 phương pháp mới là ghép tế bào gốc không cùng huyết thống. 

Ngân hàng tế bào gốc đã phát huy tác dụng vào thời điểm này. Sau thời gian ngắn chọn lựa, bệnh viện đã tìm thấy tế bào gốc phù hợp, an toàn từ gốc máu dây rốn cộng đồng để ghép cho bệnh nhân. Tất nhiên những trường hợp xấu nhất vẫn được dự đoán có thể xảy ra, điển hình là bệnh nhân bất đồng nhóm máu khiến cho quá trình mọc mảnh ghép khó khăn, nguy cơ nhiễm trùng và xuất huyết cao…

Sau tất cả, chị Thùy Linh đã may mắn giành lại sự sống trong gang tấc. Nhờ nguồn tế bào gốc máu dây rốn, bệnh nhân phục hồi rất nhanh. Hiện tại chị Linh đã hồi phục hoàn toàn và trở lại Viện để đồng hành với các bé bị bệnh ung thư ở Khoa Nhi.

Những căn bệnh ác tính có thể cướp lấy sinh mệnh bệnh nhân bất cứ lúc nào. Trong tình thế đó, ghép tế bào gốc chính là “phao cứu sinh” cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Dù là trong nước hay quốc tế, ghép tế bào gốc thực sự là 1 “cuộc cách mạng” mở ra những phương pháp điều trị bệnh lý vượt trội. Những ca cấy ghép thành công

Nguồn tham khảo:

(1):https://vaac.gov.vn/chuyen-trang/ca-benh-thanh-cong-tiep-theo-chua-khoi-hiv-bang-phuong-phap-cay-ghep-te-bao-goc.html#
(2):https://benhvien108.vn/y-hoc-thuong-thuc/lan-dau-tien-o-viet-nam-benh-vien-twqd-108-ung-dung-ghep-te-bao-goc-cd34-dieu-tri-thanh-cong-benh-nhuoc-co.htm

(3): https://vienhuyethoc.vn/ghep-te-bao-goc-cuoc-cach-mang-trong-dieu-tri-benh/

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan