Mô trẻ sơ sinh dùng cho phẫu thuật điều trị các bệnh lý thoát vị bẩm sinh

Nội Dung Bài Viết

Parent’s Guide to Cord Blood, 03/2021

Frances Verter, PhD

Đôi khi trẻ sinh ra bị thoát vị (Hernia), là tình trạng các tạng đi ra khỏi vị trí thông thường của nó qua các điểm yếu ở mô cơ hoặc mô liên kết xung quanh. Thoát vị nhẹ là khá phổ biến nhưng thoát vị nghiêm trọng hơn cần phải can thiệp phẫu thuật. Thoát vị phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh là thoát vị cuống rốn (Umbilical Hernia), khi một phần ruột của trẻ di chuyển ra ngoài qua khe hở ở cơ bụng, làm phình rốn tạo thành một khối rốn lồi, xảy ra ở 10-15% trẻ sơ sinh và thường tự đóng lại khi trẻ được vài tuổi1.

Thoát vị cơ hoành bẩm sinh (Congenital Diaphragmatic Hernia, viết tắt là CDH) chỉ xảy ra 1/2500 ca sinh nhưng là một bệnh nghiêm trọng2,3. Ở bệnh CDH, một lỗ trên cơ hoành cho phép ruột của trẻ, và có thể cả gan, di chuyển vào khoang ngực. Nếu điều này không được chẩn đoán qua kết quả siêu âm trước sinh, nó sẽ dẫn đến tình trạng khủng hoảng khi sinh, khi mà em bé cần bắt đầu thở bằng phổi nhưng phổi lại bị ruột chèn ép trong khoang ngực. Can thiệp sớm là rất quan trọng.

Trẻ sinh ra mắc CDH cần được phẫu thuật để chuyển ruột trở lại khoang bụng và đóng lỗ trên cơ hoành để trẻ có thể thở bình thường. Những trẻ này có thể có nguy cơ bị tổn thương sọ não do thiếu oxy trong máu. Một thử nghiệm lâm sàng NCT03526588 được triển khai vào năm 2018 tại Đại học Texas đang cố gắng cải thiện tình trạng tổn thương thần kinh ở những trẻ sơ sinh này bằng cách truyền cho chúng tế bào gốc máu cuống rốn tự thân.

Một chứng thoát vị nghiêm trọng khác là hở thành bụng bẩm sinh (Gastroschisis), là dị tật bẩm sinh của thành bụng khiến ruột và một số cơ quan khác của trẻ bị thoát ra ngoài qua một cái lỗ bên cạnh rốn. Lỗ có thể nhỏ hoặc lớn và thậm chí dạ dày và gan cũng có thể thoát ra bên ngoài cơ thể trẻ4,5. Điều này chỉ xảy ra 1/5000 ca sinh nhưng phải can thiệp bằng phẫu thuật. Trong tử cung, phần ruột nằm ngoài cơ thể, nổi trong nước ối, sẽ sưng lên và có thể bị xoắn. Khi sinh, bác sĩ phẫu thuật thường không thể đẩy phần ruột sưng tấy này trở lại khoang bụng. Việc điều trị có thể phải được thực hiện theo từng giai đoạn và trẻ có thể phải cần một miếng dán để thu hẹp khoảng trống trên thành bụng.

Một nhóm nghiên cứu ở Quito, Ecuador, đã phát triển và công bố một kỹ thuật phẫu thuật trong đó dây rốn của chính em bé được sử dụng để tạo thành một miếng vá trong quá trình phẫu thuật để điều trị bệnh Gastroschisis6-8. Bác sĩ phẫu thuật Edwin Ocaña đưa khối thoát vị ra ngoài ổ bụng vào khoang bụng một cách thủ công. Sau đó, ông lấy một phần dây rốn, thắt các mạch máu và lạng dọc dây rốn để lộ ra lớp Wharton’s Jelly bên trong mà không làm đứt mạch máu. Vạt dây rốn này trở thành một miếng vá được đặt với phần Wharton’s Jelly trực tiếp lên chỗ khe hở và được bảo vệ thêm bằng miếng dán hydrocolloid ở trên. Miếng dán mô không được cố định tại chỗ mà được điều chỉnh vài ngày một lần khi vết thương đang lành. Tại Bệnh viện Carlos Andrade Marin ở Quito, nhóm nghiên cứu gặp khoảng từ 4 đến 6 bệnh nhân mắc chứng Gastroschisis mỗi năm. Việc sử dụng miếng dán dây rốn cho phép họ có thể đóng một khiếm khuyết lớn của bệnh Gastroschisis chỉ trong một bước, thay vì phải thực hiện một loạt các giai đoạn. Họ nhận thấy rằng phẫu thuật với miếng dán dây rốn rút ngắn thời gian làm lành vết thương, giảm sự phụ thuộc vào việc truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch, giúp bệnh nhân được xuất viện sớm hơn và đạt kết quả thẩm mỹ cao hơn7,8.

Tật nứt đốt sống (Spina Bifida) là một dị tật bẩm sinh mà cột sống không đóng lại hoàn toàn, khiến tủy sống và các dây thần kinh lộ ra hoặc nhô ra ngoài9,10. Bệnh này xảy ra 1/2000 ca sinh nhưng cần phải phẫu thuật chỉnh sửa ngay sau khi sinh. Trước đây, chúng tôi đã đăng câu chuyện về Emma, ​​một cô gái ở Ukraine được truyền máu dây rốn của chính mình như một lời khen ngợi cho ca phẫu thuật tật nứt đốt sống của cô11. Dù được phẫu thuật nhưng trẻ em bị nứt đốt sống thường bị liệt hoặc hạn chế việc sử dụng các chi dưới. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bộc lộ tủy sống dẫn đến tổn thương thần kinh tiến triển trong quá trình mang thai. Để can thiệp sớm hơn và bảo toàn khả năng vận động, nghiên cứu đa trung tâm Management of Myelomeningocele (viết tắt là MOMS) NCT00060606 cho thấy rằng phẫu thuật trong tử cung để đóng tủy sống thai nhi mang lại kết quả tốt hơn12. Gần đây, một nhóm nghiên cứu tại UC Davis ở California đã đăng ký một thử nghiệm lâm sàng tiên phong vào năm 2020 NCT04652908 kết hợp phẫu thuật trong tử cung điều trị tật nứt đốt sống với một miếng dán bao gồm một matrix có sẵn trên thị trường đã được nuôi trên đó các tế bào gốc trung mô nhau thai (MSC).

Nghiên cứu đang được tiến hành để mở rộng việc sử dụng các mô sơ sinh làm miếng dán phẫu thuật. Nhóm nghiên cứu ở Ecuador đang nghiên cứu các đặc tính của miếng dán dây rốn để làm cho nó sẵn sàng ứng dụng và tiêu chuẩn hóa để sử dụng trong phẫu thuật nhi khoa8. Quy trình hiện tại của họ phụ thuộc vào việc tiếp cận với dây rốn tươi và việc lưu trữ mô sống này sẽ rất tốn kém. Họ đang nghiên cứu việc sử dụng một dây rốn đã loại bỏ các thành phần tế bào và nhân, còn giữ lại cấu trúc 3D cũng như chất nền ngoại bào để tạo thành giá thể và được nuôi bằng một hệ thống có chứa các yếu tố tăng trưởng. Nếu điều này mang lại kết quả phẫu thuật khả quan, nó sẽ khiến cho việc sử dụng các miếng dán phẫu thuật dây rốn được tiếp cận rộng rãi hơn như một công cụ phẫu thuật off-the-shelf.

Tài liệu tham khảo:

  1. Children’s Hospital of Philadelphia. Umbilical Hernia.
  2. Children’s Hospital of Philadelphia. Congenital Diaphragmatic Hernia.
  3. CDH UK. What is CDH?
  4. Children’s Hospital of Philadelphia. Gastroschisis.
  5. Children’s Hospital of Philadelphia. Gastroschisis: Emma’s Story.
  6. Heaton FC, Thomas CG, Owen J. The use of umbilical cord for reconstruction of abdominal wall defects. Plastic and Reconstructive Surgery. 1971; 47(5):508.
  7. Zurita A, and Ocaña E. Cierre de la pared abdominal con parche de gelatina de Wharton en neonatos con gastrosquisis / Abdominal wall closure with Wharton’s gelatin patch in neonates with gastroschisis. VozAndes 2017; 28(1):15-19.
  8. Velarde F, Castañeda V, Morales E, Ortega M, Ocaña E, Álvarez-Barreto J, Grunauer M, Eguiguren L, Caicedo A. Use of Human Umbilical Cord and Its Byproducts in Tissue Regeneration. Front. Bioeng. Biotechnol. 2020; 8:117.
  9. Children’s Hospital of Philadelphia. Spina Bifida Causes, Symptoms and Treatment.
  10. UC Davis Health. First stem cell clinical trial for spina bifida treatment announced. Newsroom Published 2021-03-01
  11. Parent’s Guide to Cord Blood Foundation. Emma’s Story: Spina Bifida Surgery With Cord Blood. Newsletter Feb. 2020
  12. Farmer DL, Thom EA, Brock JW, Burrows PK, Johnson MP, Howell LJ, Farrell JA, Gupta N, Adzick NS. The Management of Myelomeningocele Study: full cohort 30-month pediatric outcomes. Amer. J. Obstetrics and Gynecology 2018; 218(2):256.e1-e13.

 

NguồnParent’s Guide to Cord Blood

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan