Máu cuống rốn có thể là một sự thay thế tốt hơn cấy ghép tủy xương trong điều trị HIV ở bệnh nhân mắc HIV và ung thư
The Scientist,16/03/2022
Một người phụ nữ ở khu vực thành phố New York là người thứ ba và là người phụ nữ đầu tiên được chữa khỏi HIV bằng liệu pháp cấy ghép tế bào gốc mới liên quan đến máu cuống rốn. Cô ấy không có dấu hiệu phát hiện virus từ khi dừng điều trị bằng thuốc kháng virus từ tháng 10/2020.
Các bác sĩ của cô ấy đã báo cáo ca bệnh tại hội nghị về Retrovirus và nhiễm trùng cơ hội (Conference on Retroviruses and Opportunistic Infections) vào ngày 15/03 tại Denver nhưng khám phá vẫn chưa được công bố.
Marshall Glesby, trưởng khoa các bệnh truyền nhiễm tại khoa Y Weill Cornell và New York-Presbyterian, bác sĩ điều trị cho bệnh nhân phát biểu trên tạp chí The Wall Street Journal “Mọi thứ đều có vẻ rất hứa hẹn.”
Dẫn lời tạp chí The Wall Street Journal, bệnh nhân được chẩn đoán mắc HIV năm 2013. Vào tháng 3 năm 2017, cô ấy đã được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy (Acute myeloid leukemia – AML) vì vậy cô trở thành ứng cử viên cho cấy ghép tế bào gốc.
Vào năm sau đó, cô ấy được nhận cấy ghép tế bào gốc từ hai nguồn máu: một từ người trưởng thành có họ hàng với bệnh nhân và một từ máu cuống rốn của trẻ sơ sinh không có họ hàng với bệnh nhân. Đứa trẻ sơ sinh, người hiến phù hợp một phần, có mang một đột biến trong gen gọi là CCR5, mang đến khả năng cản trở HIV xâm nhập vào các tế bào chủ. Bệnh nhân và các bác sĩ của cô ấy đã dừng điều trị HIV cho cô ấy vào năm 2020, ba năm sau khi tiến hành ca cấy ghép, và không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy có phát hiện virus trong các tháng vừa qua. Cô ấy cũng đã thuyên giảm ung thư hơn so với những năm trước.
Ước tính có khoảng 38 triệu người đang sống chung với HIV trên toàn thế giới và 73 phần trăm trong số họ nhận được điều trị từ liệu pháp kháng virus nhưng chỉ 3% trong số đó được chữa khỏi.
Cấy ghép tế bào máu cuống rốn thường không phải là phương án điều trị cho ung thư vì phương án này có thể mất đến 6 tuần để cấy ghép bởi vì trong cuống rốn thường có ít tế bào gốc. Đó là lí do tại sao các bác sĩ của cô ấy cấy tế bào gốc trưởng thành để mang khả năng miễn dịch tạm thời cho cơ thể cô ấy, trong khi đó các tế bào gốc máu cuống rốn đã tăng sinh và thay thế các tế bào gốc trưởng thành, theo như Tạp chí Journal đưa tin.
Vì máu cuống rốn mang nhiều tiềm năng hơn tủy xương, nên các nhà nghiên cứu đã phát biểu rằng phương pháp điều trị này có thể giúp ích cho các bệnh nhân khác, theo tờ Times đưa tin. Các tế bào cuống rốn không cần có sự phù hợp di truyền quá gần với người nhận như tế bào tủy xương và điều đó có thể là một lựa chọn điều trị tiềm năng cho những bệnh nhân vừa bị ung thư và HIV. Tuy nhiên, các ca cấy ghép này dường như không có lợi cho bệnh nhân HIV không mắc các bệnh khác như ung thư, Sharon Lewin- nhà nghiên cứu về HIV và cũng là giám đốc của Viện Peter Doherty về Nhiễm trùng và Miễn dịch ở Melbourne, Australia, và không tham gia vào dự án này, phát biểu với Tạp chí Journal.
Koen van Besien, một trong những bác sĩ tham gia vào việc điều trị phát biểu với tạp chí The Guardian “Chúng tôi ước tính sẽ có khoảng 50 bệnh nhân mỗi năm có thể nhận được lợi ích từ quá trình điều trị này ở Mỹ.”
Hai bệnh nhân khác bị mắc HIV cũng là bệnh nhân ung thư đã được cấy ghép tế bào gốc tủy xương cũng mang đột biến gen CCR5. Nhưng việc cấy ghép tủy xương thường hiếm bởi vì nó mang đến nhiều tác dụng phụ khác, theo như tờ Times đưa tin. Cả hai bệnh nhân trước sau khi được chữa HIV đều mắc phải bệnh mô ghép chống chủ – graft versus host disease – trường hợp mà các tế bào của người cho tấn công cơ thể của người nhận. Một bệnh nhân gần như tử vong và người còn lại bị sụt 70 pound (hơn 31kg) và mất khả năng nghe.
So sánh hai trường hợp trên, người phụ nữ đang được chữa trị đã rời bệnh viện sau 17 ngày và không phát triển hiện tượng mô ghép chống chủ.
Lewin phát biểu với tạp chí Times “Các nghiên cứu trước đây cho thấy mô ghép chống chủ có thể là nguyên nhân quan trọng trong việc điều trị HIV trong các trường hợp trước.” Kết quả mới đã phản đối lại ý tưởng rằng mô ghép chống chủ là một khía cạnh không thể tránh khỏi trong việc chữa trị HIV.
Các nhà khoa học đứng đằng sau việc điều trị phát biểu với tạp chí Guardian hầu hết những người hiện có trong danh sách đăng kí là người gốc da trắng. Ngược lại, người phụ nữ được chữa trị là người đa chủng tộc. Với kết quả trên, họ phát biểu rằng việc cấy ghép máu cuống rốn chỉ phù hợp một phần có thể mở ra các phương án điều trị cho các bệnh nhân mắc cả HIV và ung thư và là người có nguồn gốc chủng tộc đa dạng hơn.
Steven Deeks, nhà nghiên cứu HIV tại đại học California, San Francisco, người không tham gia vào chương trình phát biểu với tờ Times. “Sự thật rằng cô ấy là người đa chủng tộc và cô ấy là phụ nữ, điều đó thực sự quan trọng về mặt khoa học và tác động cộng đồng.”
Các nhà khoa học không chắc rằng tại sao máu cuống rốn hoạt động tốt như vậy, theo tờ Times đưa tin. Có thể là các tế bào gốc cuống rốn có nhiều khả năng đáp ứng hơn các tế bào gốc tủy xương, Koen Van Besien, giám đốc của Trung tâm cấy ghép tại Weill Cornell phát biểu “Chúng là các tế bào sơ sinh, chúng có nhiều khả năng đáp ứng hơn.”
Máu cuống rốn cũng có thể có chứa nhiều yếu tố điều trị khác hơn ngoài tế bào gốc, theo như tờ Times đưa tin.
Deeks phát biểu trên tờ Times “Các tế bào gốc cuống rốn thực sự hấp dẫn. Có điều gì đó kỳ diệu về những tế bào này và điều kỳ diệu đó có lẽ thuộc về đặc tính của máu cuống rốn nói chung, giúp cho chúng mang nhiều lợi ích hơn.”
Nguồn: The Scientist