Nhà nghiên cứu đã được trao 12 triệu đô la cho một thử nghiệm tế bào gốc nhằm cải thiện bệnh cảnh lâm sàng của bệnh nhân ung thư máu trẻ tuổi

Nội Dung Bài Viết

Stanford Medicine , 02/11/ 2021

Krista Conger

Giáo sư Maria Grazia Roncarolo – nhà nghiên cứu tại Stanford đã được Viện Y học Tái tạo California trao 12 triệu đô la cho một thử nghiệm nhằm cải thiện kết quả của việc cấy ghép tế bào gốc ở trẻ em và thanh niên mắc bệnh ung thư máu.

Viện Y học Tái tạo California đã trao gần 12 triệu đô la để hỗ trợ thử nghiệm lâm sàng một phương pháp điều trị dựa trên tế bào mới nhằm cải thiện kết quả và tỷ lệ sống sót ở trẻ em và thanh niên mắc bệnh ung thư máu được ghép tế bào gốc.

Phương pháp điều trị, được đặt tên là T-allo10, nhằm mục đích cải thiện phản ứng miễn dịch đối với mầm bệnh và ung thư mà không làm tăng khả năng mắc bệnh mô ghép chống chủ ở những bệnh nhân phải nhận cấy ghép từ một người hiến tặng không phù hợp hoàn toàn.

Thử nghiệm do Bác sĩ Maria Grazia Roncarolo – giáo sư nhi khoa và y khoa, dẫn đầu. Roncarolo là giáo sư Tế bào gốc và Y học Tái tạo viện George D. Smith, giám đốc Trung tâm Chẩn đoán và điều trị căn nguyên Stanford và là đồng giám đốc của Viện Sinh học Tế bào Gốc và Y học Tái tạo.

Bác sĩ Maria Millan – chủ tịch và giám đốc điều hành của viện cho biết trong một thông cáo báo chí: “Mỗi năm có khoảng 500 trẻ em được cấy ghép tế bào gốc, và trong khi nhiều trẻ em có kết quả tốt, thì có quá nhiều trẻ bị thải ghép hoặc tái phát ung thư. Tìm ra một liệu pháp cải thiện cho những đứa trẻ này có nghĩa là rút ngắn thời gian nằm viện, ít nguy cơ phải cấy ghép lần thứ hai hơn và chất lượng cuộc sống tốt hơn cho đứa trẻ và cả gia đình”.

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn hiện tại đối với nhiều bệnh ung thư máu là điều trị hai giai đoạn: hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư của bệnh nhân, sau đó cấy ghép máu và tế bào gốc miễn dịch từ một người hiến tặng phù hợp về mặt miễn dịch. Tuy nhiên, bệnh nhân đôi khi chỉ có một lựa chọn là nhận đơn vị tế bào gốc để ghép chỉ phù hợp miễn dịch một phần, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghép chống chủ, trong đó các tế bào miễn dịch của người hiến tấn công các mô của người nhận. Để giảm nguy cơ này, một tập hợp con của các tế bào hiến tặng sẽ bị loại bỏ trước khi cấy ghép, do đó làm tăng khả năng tái phát ung thư hoặc nhiễm trùng nguy hiểm.

Roncarolo và nhóm của cô sẽ thử nghiệm T-allo10, trong đó các tế bào miễn dịch trưởng thành được đồng thời bổ sung với các tế bào gọi là tế bào T điều hòa loại 1, hay tế bào Tr1, từ người hiến tặng sau khi cấy ghép tế bào gốc. Tế bào Tr1, ban đầu được phát hiện bởi nhóm của Roncarolo, làm giảm khả năng các tế bào miễn dịch của người hiến sẽ nhận biết mô của người nhận là ngoại lai.

T-allo10 nhằm mục đích cải thiện kết quả cấy ghép bằng cách giảm tỷ lệ tái phát và nhiễm trùng của ung thư, cũng như khả năng mắc bệnh mô ghép chống chủ.

Roncarolo cho biết: “Tôi và nhóm của tôi rất vui khi nhận được sự hỗ trợ của CIRM cho thử nghiệm lâm sàng liệu pháp miễn dịch của chúng tôi, điều này có thể giúp bệnh nhân ung thư máu nhận được cấy ghép tế bào gốc và tế bào gốc từ những người hiến tặng không phù hợp – một nhóm dân số tiếp tục chịu kết quả kém và có nhu cầu cao chưa được đáp ứng. T-allo10 là duy nhất, vì nó chứa cả tế bào Tr1, ngăn ngừa bệnh ghép chống chủ và thải loại, và tế bào có thể chống nhiễm trùng và loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại trong một sản phẩm tế bào đơn. Sự phát triển từ nghiên cứu đến điều trị (the bench to the bedside) của một sản phẩm dựa trên tế bào Tr1 để cải thiện kết quả của việc cấy ghép tế bào gốc và tạo ra khả năng dung nạp là một ví dụ sáng giá về công trình chuyển dịch tiên tiến được thực hiện tại Trung tâm Chẩn đoán và điều trị căn nguyên Stanford.”

Nguồn: Stanford Medicine

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan