Phục hồi khả năng sinh sản của phụ nữ bằng các mô sinh

Nội Dung Bài Viết

Frances Verter, PhD


Liệu pháp tế bào để phục hồi khả năng sinh sản là một lĩnh vực nghiên cứu tích cực ở một số quốc gia. Tiến sĩ Verter đã xem xét 5695 thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp tế bào tiên tiến từ cơ sở dữ liệu CellTrials.org trong những năm từ 2011 đến 2020 và trích xuất 112 thử nghiệm nhắm mục tiêu cụ thể đến các chẩn đoán y khoa ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Các vấn đề của nam giới bao gồm: rối loạn cương dương, rối loạn Peyronie và số lượng tinh trùng thấp (azoospermia). Các vấn đề của nữ giới bao gồm suy buồng trứng và nhiều rối loạn của niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung), bao gồm: nội mạc tử cung mỏng, sự cố cấy ghép trong các chu kỳ hỗ trợ sinh sản, dính lòng tử cung và hội chứng Asherman. Loại trừ tất cả các rối loạn về đường tiết niệu, nam hay nữ.

270921 1

Hai bảng số liệu đầu tiên cho thấy toàn bộ 112 thử nghiệm được chia nhỏ như thế nào theo số lượng mỗi năm và phần dành cho các hạng mục chẩn đoán chính.

270921 2

270921 3

Trong phần còn lại của bài viết này, chúng tôi sẽ tập trung vào 49 thử nghiệm lâm sàng được đăng ký từ năm 2011 đến năm 2020 sử dụng liệu pháp tế bào để tái tạo nội mạc tử cung của phụ nữ hiếm muộn. Lĩnh vực này nhờ sự ra đời của một bài báo được công bố vào năm 2004, nghiên cứu đã kiểm tra sinh thiết nội mạc tử cung từ một số ít phụ nữ được ghép tủy xương và phát hiện ra rằng các tế bào có nguồn gốc từ người hiến tặng chiếm gần một nửa số tế bào biểu mô và tế bào mô đệm trong mẫu sinh thiết của họ1. Những nỗ lực tiếp theo để lặp lại nghiên cứu đó cho thấy mức độ tế bào của người hiến tặng dưới 10%2, nhưng niềm hi vọng để tái tạo nội mạc tử cung bằng liệu pháp tế bào đã được bùng cháy. Tế bào gốc duy nhất của nội mạc tử cung lần đầu tiên được xác định vào năm 2004 và có tiềm năng như một công cụ cho y học tái tạo3. Trên thực tế, chúng tôi thấy rằng cho đến nay chỉ có hai thử nghiệm lâm sàng tuyên bố rằng đã khai thác tế bào gốc nội mạc tử cung để điều trị niêm mạc tử cung.

Vào năm 2011, một báo cáo trường hợp đột phá đã được công bố mô tả thành công liệu pháp tế bào cho một phụ nữ mắc hội chứng Asherman4. Trong hội chứng Asherman, niêm mạc tử cung được thay thế hoàn toàn bằng mô sợi và chất kết dính. Từ 2% đến 22% phụ nữ vô sinh bị dính lòng tử cung, với sự khác biệt về địa lý tùy thuộc vào tỷ lệ mắc bệnh và thực hành y tế có thể làm tổn thương nội mạc tử cung2. Phương pháp điều trị thông thường đối với hội chứng Asherman là loại bỏ các chất kết dính bằng cách hấp thụ chất kết dính và theo dõi bằng liệu pháp hormone. Tuy nhiên, khoảng một nửa số bệnh nhân Asherman không có thai sau khi điều trị thông thường5. Người phụ nữ trong báo cáo trường hợp năm 2011 đã cấy tế bào gốc tủy xương của chính mình vào khoang tử cung trong quá trình điều trị sinh sản, và sau can thiệp này, cô ấy đã mang thai4.

270921 4

Kể từ đó, một số trung tâm học thuật và phòng khám thai sản đã kết hợp liệu pháp tế bào vào phương pháp điều trị sinh sản cho những phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng hoặc có sẹo. Biểu đồ hình tròn thứ hai cho thấy các loại tế bào đã được sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng về liệu pháp tế bào cho niêm mạc tử cung. Số bệnh nhân trung bình trong số các thử nghiệm lâm sàng này là 76 phụ nữ, dao động từ 10 đến 500 bệnh nhân. Một đánh giá dựa trên tài liệu và phân tích tổng hợp được công bố vào cuối năm 2020 cho thấy 8 bài báo được đánh giá ngang hàng đã được xuất bản về các thử nghiệm có đối chứng về liệu pháp tế bào để điều trị hội chứng Asherman5.

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng cấy tế bào gốc vào tử cung làm tăng độ dày nội mạc tử cung, ở mức độ có ý nghĩa thống kê5-14, và tồn tại trong một thời gian dài14. Do đó, phương pháp điều trị có hiệu quả, bất kể cơ chế hoạt động chưa chắc chắn. Trên thực tế, hiệu quả của liệu pháp tế bào này vượt quá khả năng kết hợp của tế bào gốc rất nhiều, điều này dẫn đến lập luận rằng các tác động của tuyến nội tiết phải đóng vai trò chủ đạo. Điều này đã được xác nhận bởi các nhóm so sánh sự biểu hiện gen giữa trước và sau khi sinh thiết10,15.

Điểm mấu chốt là những phụ nữ không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường đã mang thai và sinh con sau liệu pháp tế bào làm tăng độ dày của niêm mạc tử cung của họ. 4,7-10,13,14

Nhưng vẫn còn nhiều công việc phải nghiên cứu trong lĩnh vực này. Có rất nhiều sự khác biệt trong các kỹ thuật chính xác được sử dụng từ thử nghiệm lâm sàng này sang thử nghiệm lâm sàng khác. Các thông số khác nhau giữa các nghiên cứu bao gồm loại tế bào, quá trình xử lý tế bào, liều lượng tế bào, các loại thuốc dùng đồng thời và quy trình phẫu thuật, v.v. Ngay cả các nghiên cứu dựa trên tế bào đơn nhân (MNC) cũng có thể chọn MNC với các marker khác nhau.

Hầu hết các nhà nghiên cứu sẽ đồng ý rằng mục tiêu của việc cấy ghép tế bào gốc vào tử cung là để chúng cư trú trong lớp nền của nội mạc tử cung, nhưng các phương pháp cụ thể được sử dụng để cung cấp tế bào cũng rất khác nhau giữa các thử nghiệm lâm sàng. Một phương pháp phân phối là truyền các tế bào vào các tiểu động mạch xoắn ốc (spiral arterioles), là những động mạch nhỏ cung cấp máu cho nội mạc tử cung. Hầu hết các thử nghiệm đều tiêm tế bào trực tiếp vào nội mạc tử cung trong quá trình nội soi tử cung. Một phương pháp phức tạp hơn được 11 trong số 49 thử nghiệm lâm sàng sử dụng là nạp các tế bào vào một số loại chất nền (điển hình là collagen scaffold), rồi cấy mảnh mô đã được thiết kế này vào niêm mạc tử cung.

Trước đây, những phụ nữ vô sinh hiếm muộn thường chuyển sang nhờ các bà mẹ mang thai hộ. Tuy nhiên, mang thai hộ là một lựa chọn rất tốn kém và tiềm ẩn nhiều phức tạp về luật pháp và đạo đức. Nhiều quốc gia đang cấm các bậc cha mẹ thuê người mang thai hộ16. Trong hoàn cảnh đó, vấn đề nghiên cứu khôi phục khả năng sinh sản của phụ nữ là cấp thiết mới. Liệu pháp tế bào cho niêm mạc tử cung có khả năng ít tốn kém hơn và dễ tiếp cận hơn so với mang thai hộ, nếu nó có thể chuyển từ các thử nghiệm lâm sàng sang thành các liệu pháp đã được phê duyệt để áp dụng mở rộng cho cộng đồng14,16.

Tài liệu tham khảo:

  1. Taylor HS. Endometrial cells derived from donor stem cells in bone marrow transplant recipients. JAMA 2004; 292(1):81–85.
  2. Gargett CE, Schwab KE, Deane JA. Endometrial stem/progenitor cells: the first 10 years. Human Reproduction Update 2016; 22(2):137–163.
  3. Chan RW, Schwab KE, Gargett CE. Clonogenicity of human endometrial epithelial and stromal cells. Biology of Reproduction 2004; 70(6):1738-1750.
  4. Nagori CB, Panchal SY, Patel H. Endometrial regeneration using autologous adult stem cells followed by conception by in vitro fertilization in a patient of severe Asherman’s syndrome. J Human Reproductive Sciences 2011; 4(1):43-8. [cells from autologous bone marrow]
  5. Zhao Y, Luo Q, Zhang X, Qin Y, Hao J, Kong D, Wang H, Li G, Gu X, Wang H. Clinical Efficacy and Safety of Stem Cell-Based Therapy in Treating Asherman Syndrome: A System Review and Meta-Analysis. Stem Cells International 2020; 2020:8820538 [review & meta-analysis]
  6. Singh N, Mohanty S, Seth T, Shankar M, Dharmendra S, Bhaskaran S. Autologous stem cell transplantation in refractory Asherman’s syndrome: a novel cell based therapy. J Human Reproductive Sciences 2014; 7(2):93–98. [cells from autologous bone marrow]
  7. Santamaria X, Cabanillas S, Cervelló I, Arbona C, Raga F, Ferro J, et al. Autologous cell therapy with CD133+bone marrow-derived stem cells for refractory Asherman’s syndrome and endometrial atrophy: A pilot cohort study. Human Reproduction 2016; 31(5):1087–1096. [cells from autologous apheresis]
  8. Tan J, Li P, Wang Q, Li Y, Li X, Zhao D, Xu X, Kong L. Autologous menstrual blood-derived stromal cells transplantation for severe Asherman’s syndrome. Human Reproduction 2016; 31(12):2723–2729. [cells from menstrual blood]
  9. Zhao G, Cao Y, Zhu X. et al. Transplantation of collagen scaffold with autologous bone marrow mononuclear cells promotes functional endometrium reconstruction via downregulating ΔNp63 expression in Asherman’s syndrome. Science China Life Sciences  2017; 60(4):404–416. [cells from autologous bone marrow]
  10. Cao Y, Sun H, Zhu H. et al. Allogeneic cell therapy using umbilical cord MSCs on collagen scaffolds for patients with recurrent uterine adhesion: a phase I clinical trial. Stem Cell Research & Therapy 2018; 9:192 [umbilical cord MSC]
  11. Azizi R, Aghebati-Maleki L, Nouri M, Marofi F, Negargar S, Yousefi M. Stem cell therapy in Asherman syndrome and thin endometrium: Stem cell- based therapy. Biomedicine & Pharmacotherapy 2018; 102:333-343. [review]
  12. Lee SY, Shin JE, Kwon H, Choi DH, Kim JH. Effect of autologous adipose-derived stromal vascular fraction transplantation on endometrial regeneration in patients of Asherman’s syndrome: a pilot study. Reproductive Sciences 2020; 27(2):561–568.  [autologous adipose SVF]
  13. Ma H, Liu M, Li Y. et al. Intrauterine transplantation of autologous menstrual blood stem cells increases endometrial thickness and pregnancy potential in patients with refractory intrauterine adhesion. J Obstetrics Gynaecology Research 2020; 46(11):2347–2355.  [cells from menstrual blood]
  14. Singh N, Shekhar B, Mohanty S, Kumar S, Seth T, Girish B. Autologous Bone Marrow-Derived Stem Cell Therapy for Asherman’s Syndrome and Endometrial Atrophy: A 5-Year Follow-up Study.  J Human Reproductive Sciences 2020; 13(1):31-37. [cells from autologous bone marrow]
  15. de Miguel-Gómez L, Ferrero H, López-Martínez S, Campo H, López-Pérez N, Faus A, Hervás D, Santamaría X, Pellicer A, Cervelló I. Stem cell paracrine actions in tissue regeneration and potential therapeutic effect in human endometrium: a retrospective study. BJOG 2019; 127(5):551-560.
  16. Bagri/Anand NT. A Controversial Ban on Commercial Surrogacy Could Leave Women in India With Even Fewer Choices. TIME Magazine Published 2021-06-30

 

NguồnParent’s Guide to Cord Blood

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan