Có nên lưu trữ tế bào gốc dây rốn hay không?

Nội Dung Bài Viết

Một nỗi băn khoăn của rất nhiều gia đình hiện đại là liệu có nên lưu trữ tế bào gốc dây rốn ngay từ khi con trẻ ra đời. Trên thế giới, việc lưu trữ tế bào gốc dây rốn khá phổ biến và được đánh giá là bảo hiểm sinh học trọn đời cho trẻ. Tại Việt Nam, dù dịch vụ cũng thu hút được sự quan tâm đặc biệt nhưng những lo lắng xung quanh tác dụng và chất lượng lưu trữ trong nước vẫn không ngừng nổ ra. Bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn khách quan nhất trước khi quyết định có lưu trữ tế bào gốc hay không.

Tế bào gốc dây rốn là gì?

Tế bào gốc dây rốn là tế bào có khả năng làm mới và biệt hóa thành nhiều tế bào chức năng. Nguồn gốc của tế bào gốc dây rốn là từ máu của mạch dây rốn hoặc màng dây rốn của trẻ sơ sinh. Trước đây, dây rốn và bánh nhau đều là “sản phẩm” thừa sau quá trình sinh nở, nhưng hiện tại với khoa học tiên tiến, các bác sĩ hoàn toàn có khả năng thu thập, xử lý và lưu trữ tế bào máu này ngay giây phút trẻ trào đời.

Tế bào gốc dây rốn có trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh
Tế bào gốc dây rốn có trong máu cuống rốn trẻ sơ sinh

Tác dụng của tế bào gốc dây rốn

Điều trị bệnh lý

Tác dụng hàng đầu của tế bào gốc dây rốn khiến nhiều gia đình không tiếc tiền đầu tư là hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Cục Quản lý Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã chỉ ra rằng, tế bào gốc dây rốn “tiếp nhận” được hơn 80 loại bệnh lý. Và tin vui là với trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu ớt, tế bào gốc sẽ là “áo giáp” mạnh mẽ đẩy lùi đa số các nguy cơ bệnh nhi khoa.

Không chỉ với độ tuổi sơ sinh, tế bào gốc có tác dụng điều trị không phân biệt tuổi tác. Các căn bệnh liên quan tới máu, tủy như ung thư máu, bệnh bạch cầu, hội chứng loạn sinh tủy, suy giảm miễn dịch,… đều có thể điều trị tích cực với tế bào gốc dây rốn hỗ trợ.

Hiện tại, tế bào gốc dây rốn còn có mở ra nhiều cơ hội sống khỏe mạnh hơn khi đồng hành điều trị với ngày càng nhiều căn bệnh ác tính, như tiểu đường, liệt tủy, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, các bệnh liên quan tới suy giảm trí nhớ…

Tế bào gốc điều trị được nhiều căn bệnh nan y
Tế bào gốc điều trị được nhiều căn bệnh nan y

Tái tạo các cơ quan trong tương lai

Các tế bào gốc dây rốn được gọi là tế bào nguyên thủy nhất của cơ thể – vốn dĩ tự có khả năng phân chia, nhân lên, đổi mới và tái tạo. “Tái tạo” ở đây chính là khả năng tự sửa chữa, khi mà trong tế bào gốc dây rốn có 1 lượng đa dạng các tế bào gốc tạo máu, tế bào gốc trung mô và nhiều tế bào đa năng khác. Các tế bào gốc này sẽ phân tách và biệt hóa phù hợp với nhiều bộ phận trong cơ thể. Bởi vậy, khi có 1 tế bào nào hỏng hóc, dù ở vị trí nào thì vẫn có thể thay mới, bổ sung nhanh chóng.

Khả năng “tái sinh” nội bộ này cực kỳ quý giá với chính người bệnh, bên cạnh vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, ứng dụng huyết học. Vậy nên mới ngày càng nhiều gia đình mong muốn được lưu trữ tế bào gốc để đề phòng cho tương lai con trẻ.

Lưu trữ tế bào gốc để tái tạo cơ quan trong tương lai
Lưu trữ tế bào gốc để tái tạo cơ quan trong tương lai

Cha mẹ có nên lưu trữ tế bào gốc dây rốn hay không?

Câu trả lời là nên lưu trữ tế bào gốc dây rốn nếu trong khả năng cho phép. Có thể thấy, với những tác dụng phía trên, việc lưu trữ tế bào gốc mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ và cả gia đình.

Sẽ có rất nhiều rủi ro trong quá trình trẻ trưởng thành mà gia đình không thể lường trước, khi đó việc sử dụng tế bào gốc trong điều trị giúp giảm thiểu rủi ro xuống tối đa. Tế bào gốc dây rốn của trẻ không sinh ra các phản ứng miễn dịch khi điều trị cho chính trẻ, ngoài ra nếu sử dụng để điều trị cho người trong gia đình thì khả năng tương thích cũng sẽ cao hơn.

Thêm 1 lý do để cha mẹ an tâm lưu trữ tế bào gốc dây rốn là việc thu thập khá dễ dàng và an toàn, lại không vướng các vấn đề đạo đức. Tế bào gốc dây rốn được “khai thác” từ “rác thải” y tế (dây rốn ngay khi sinh) nên sẽ không xâm lấn gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Phương pháp lấy tế bào gốc này cũng hiệu quả cao hơn hẳn so với tế bào gốc từ mô mỡ hay dịch tủy xương người trưởng thành.

Lưu trữ tế bào gốc dây rốn
Lưu trữ tế bào gốc dây rốn

Một số câu hỏi liên quan

Tế bào gốc dây rốn được thu thập bằng kỹ thuật nào?

Tế bào gốc dây rốn được thu thập từ máu dây rốn. Trước đó máu dây rốn được thu thập vào túi lấy máu vô trùng, ngay tại thời điểm cắt dây rốn khỏi đứa trẻ. Sau khi thu thập hết phần máu dây rốn, phần dây rốn được đặt trong chai đựng mẫu chuyên dụng (có chứa chất dinh dưỡng nuôi cấy dây rốn) rồi vận chuyển từ phòng sinh về ngân hàng tế bào gốc để xử lý.

Tại đây, tế bào gốc được nuôi cấy trong các tủ ấm chuyên dụng để tăng sinh. Khi đạt được số lượng tăng sinh mong muốn, ngân hàng tế bào gốc có nhiệm vụ thu hoạch và đặt vào các ống lưu trữ, lưu trữ trong môi trường âm 196 độ C của ni tơ lỏng.

Thời gian lưu trữ tế bào gốc dây rốn là bao lâu?

Hiện nay các gói lưu trữ phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới đều kéo dài 18 đến 25 năm từ thời điểm đứa trẻ lấy mẫu dây rốn. Hết thời gian lưu trữ, bản thân người sở hữu tế bào gốc hoặc người thân ủy quyền sẽ tự quyết định nên tiếp tục lưu trữ hay không.

Ưu điểm của lưu trữ tế bào gốc dây rốn so với các tế bào gốc khác là gì?

Tế bào gốc dây rốn vượt trội hơn tế bào gốc khác vì đây là loại tế bào duy nhất lấy từ bên ngoài cơ thể, không xâm lấn gây ra nguy hiểm trong quá trình lấy mẫu. Thêm vào đó, khả năng tồn tại, tăng sinh và chữa bệnh của tế bào gốc dây rốn cũng được đánh giá là tiềm năng hơn hẳn các loại khác.

Tóm lại, lưu trữ tế bào gốc dây rốn là điều cần thiết nhưng không bắt buộc, điều quan trọng là gia đình tìm được địa chỉ lưu trữ uy tín để gửi gắm niềm tin. Hy vọng với những thông tin phía trên, bạn sẽ phần nào an tâm và vững vàng hơn với quyết định sắp tới!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan