Những ca trị liệu thành công bằng công nghệ tế bào gốc (Phần 2)

Nội Dung Bài Viết

Tế bào gốc từng gây xôn xao dư luận về những tác dụng thần kỳ mà nó có thể đáp ứng. Nhưng thực tế đã chứng minh, trong suốt nhiều năm nghiên cứu và áp dụng y học, tế bào gốc đã thực sự cứu giúp được nhiều bệnh nhân thoát khỏi tình trạng bệnh tưởng như không bao giờ kết thúc. Cùng Mekostem tiếp tục xem công nghệ tế bào gốc đã hỗ trợ những ca trị liệu thành công nào dưới bài viết sau.

Chữa bại não từ viêm não tự miễn đầu tiên trên thế giới nhờ tế bào gốc

Chưa có quốc gia nào trên thế giới cấy ghép tế bào gốc cho bệnh nhân bại não do viêm não tự miễn, cho tới khi Việt Nam làm được điều đó. Dù rất nhiều ca cấy ghép viêm não đã diễn ra nhưng viêm não tự miễn lại là bệnh khá hiếm gặp, chỉ áp dụng dùng thuốc chống viêm và ức chế miễn dịch.

Tìm hiểu về tác dụng của Tế bào gốc máu dây rốn
Tìm hiểu về tác dụng của Tế bào gốc máu dây rốn

Case trị liệu thành công lịch sử đầu tiên là 1 bé gái chỉ mới 5 tuổi, thực hiện cấy ghép tại Vinmec. Bé sinh ra hoàn toàn bình thường cho tới khi lên 5, những cơn co cơ, rối loạn cơ ập đến khiến bé bị rối loạn cảm xúc, đi đến chẩn đoán bại não do di chứng viêm não tự miễn. Khi nhập viện, bệnh nhân nhí đã rơi vào trạng thái mất nhận thức, liên tục co giật, đại tiểu tiện không tự chủ và phải ăn qua xông dạ dày, cơ hội sống rất mong manh.

Đó là lý do các bác sĩ đã đi đến quyết định táo bạo: Thực hiện 3 lần cấy ghép tế bào gốc cho cháu bé. Lần ghép đầu tiên vào tháng 4/2019, bệnh nhân đã đỡ gồng cứng, bỏ xông dạ dày, tình trạng rối loạn cảm xúc thuyên giảm và không phải dùng đến thuốc ngủ nữa. Lần ghép thứ 2 và thứ 3 lần lượt được tiến hành sau 8 tháng và 6 tháng. Sau 3 lần áp dụng công nghệ tế bào gốc, bệnh nhân phục hồi từng ngày, từ bình ổn cảm xúc tới đứng, ngồi và cuối cùng hoạt động thoải mái như người bình thường. Nhận thức ngôn ngữ dần quay trở lại, bé đã nhận biết được người thân và có những lý giải logic. Hiện tại, bệnh nhân nhí đã được sống đúng tuổi thơ như bạn bè đồng trang lứa.

Điều trị bại liệt từ tế bào gốc mô mỡ

Trường hợp này diễn ra với bệnh nhân gặp tai nạn giao thông 31 tuổi tại bệnh viện Việt Đức. Tình trạng sau khi nhập viện là chấn thương cột sống cổ, mất khả năng phản xạ cơ thắt, không thể vận động tứ chi, đại tiểu tiện không tự chủ. 

Có thể thấy đây là tình trạng chấn thương khá nặng nề và rất khó để phục hồi lại như cũ nếu chỉ sử dụng các loại thuốc thông thường. Các y bác sĩ tại bệnh viện Việt Đức sau khi thảo luận đã quyết định sử dụng công nghệ tế bào gốc vào điều trị: cố định cột sống cổ và ghép tế bào gốc – tách chiết từ mô mỡ tự thân.

Tế bào gốc sẽ hoạt động trên vùng bị tổn thương, cụ thể là tiết ra các yếu tố tăng trưởng, huy động các tế bào cần thiết, kích thích hình thành mạch máu và tế bào thần kinh mới. Kết quả là cơ thể bệnh nhân đã phản hồi tích cực chỉ sau 3 ngày: bắt đầu có cảm giác ở vùng cột sống thắt lưng, có phản xạ tự động tủy. 

Chỉ sau 5 ngày cấy ghép, bệnh nhân đã được chuyển sang phục hồi chức năng. Công nghệ tế bào gốc đã giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ bại liệt trong gang tấc, mở ra nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống cho những người không may bị chấn thương sau tai nạn giao thông.

Phục hồi cơ tim cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim bằng tế bào gốc

Sử dụng tế bào gốc trong điều trị suy tim là 1 kỹ thuật mới tại Việt Nam, chưa được các bác sĩ áp dụng đa dạng. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp bắt buộc, công nghệ tế bào gốc này lại là tia sáng duy nhất cho bệnh nhân.

Ví dụ điển hình là trường hợp 1 bệnh nhân 67 tuổi tại Hà Nội bị  nhồi máu cơ tim cấp, nhập viện Tim Quốc gia trong tình trạng suy tim. Bệnh nhân đã được đặt stent nong động mạch vành, sử dụng các loại thuốc đặc trị nhưng vùng cơ tim bị nhồi máu không có dấu hiệu tích cực. Kết quả phân tích chỉ ra phân số tổng máu chỉ đạt dưới 40% (đạt chuẩn phải > 55%), những cơn suy tim, khó thở diễn ra liên tục đặt bệnh nhân vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”.

Sau khi được sự đồng ý của bệnh nhân, y bác sĩ tại viện Tim Quốc gia mới sử dụng công nghệ tế bào gốc để đề ra hướng điều trị mới. Tế bào gốc được lấy từ dịch tủy xương của bệnh nhân, dùng ống thông can thiệp bơm dung dịch tế bào gốc vào lòng động mạch vành (vị trí nuôi vùng cơ tim bị tổn thương). Bóng nong động mạch vành được bơm căng, sau đó truyền tế bào gốc qua nòng của quả bóng nong nhằm kéo dài tối đa thời gian tiếp xúc giữa các tế bào gốc và vùng bị nhồi máu.

Quá trình này diễn ra liên tục trong vòng 1 năm. Sau 1 năm điều trị bằng tế bào gốc, các tế bào cơ tim bị nhồi máu của bệnh nhân cao tuổi được phục hồi đáng kể. Tin mừng là các chỉ số hoạt động của tim đang dần trở lại bình thường, bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động dùng sức (đi bộ, leo cầu thang, chạy bước nhỏ) mà không bị khó thở như trước.

Công nghệ tế bào gốc đang là kỹ thuật điều trị mới nhất với khả năng thành công cao. Rất nhiều ca điều trị từ tế bào gốc đã được thực hiện suôn sẻ ở Việt Nam và thế giới, tiếp thêm niềm tin cho bệnh nhân không may rơi vào tình trạng nguy kịch. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về những ca trị liệu thành công từ tế bào gốc tại: “phần 1”

Nguồn tham khảo:

(1):https://www.vinmec.com/vi/ngan-hang-mo-vinmec/thong-tin-suc-khoe/nhieu-cong-trinh-nghien-cuu-ve-te-bao-goc-cua-viet-nam-di-som-hon-gioi/

(2):https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/hoat-dong-benh-vien/benh-nhan-liet-tu-chi-hoi-sinh-nho-dieu-tri-bang-te-bao-goc/

(3): https://thanhnien.vn/phuc-hoi-tim-bang-te-bao-goc-185313736.htm#

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan