Tế bào gốc máu dây rốn

Nội Dung Bài Viết

Trong máu dây rốn trẻ sơ sinh, người ta đã phát hiện ra nhiều loại tế bào gốc, nhưng thành phần chủ yếu là tế bào gốc tạo máu và tế bào gốc trung mô. Các tế bào gốc tạo máu có khả năng tự làm mới và tái tạo tất cả các kiểu tế bào khác nhau tạo nên máu. Tế bào gốc máu dây rốn không gây nên các phản ứng mảnh ghép chống ký chủ nhiều như tế bào gốc tủy xương. Chúng ít bị giới hạn về hòa hợp HLA hơn là các tế bào gốc tủy xương trưởng thành, và chúng cũng ít khi bị nhiễm herpes virus.

Cho đến nay, tế bào gốc máu dây rốn tương tự như tế bào gốc tủy xương, đã và đang được dùng để điều trị trên 70 bệnh khác nhau như: ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa. Ngoài ra, tế bào gốc máu dây rốn còn đang được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác như: đột quị, bại não, tim mạch…

CÁC BỆNH CÓ THỂ CHỮA BẰNG TẾ BÀO GỐC MÁU DÂY RỐN

UNG THƯ MÁU

– Bệnh bạch cầu tủy cấp tính

– Bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính

– Bệnh bạch cầu tủy mãn tính

– U mô bào

– Các loại ung thư bạch cầu khác

– Hội chứng loạn sản tủy

– Đa u tủy

– Ung thư tế bào bạch cầu

KHỐI U

– Ung thư hạch Hodgkin

– Ung thư hạch Non-Hodgkin

– Bệnh mô bào huyết tế bào Langerhans

– U nguyên bào thần kinh

– U nguyên bào võng mạc

RỐI LOẠN MÁU KHÔNG ÁC TÍNH

– Thiếu máu ngừng triển (thiếu sản xuất hồng cầu)

– Hội chứng Chediak-Higashi (bạch tạng cục bộ, mắt mờ, sợ ánh sang

–  Hội chứng Diamond-Blackfan

– Thiếu máu Fanconi’s

– Hội chứng suy tủy di truyền

– Suy bạch cầu bám dính

– Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm

– Dòng Thalassemia thể nặng

RỐI LOẠN SUY GIẢM MIỄN DỊCH

– Bệnh u hạt mãn tính

– Suy giảm miễn dịch phổ biến

– Kết hợp thiếu miễn dịch nghiêm trọng (SCID)

Hội chứng Wiskott-Aldrich

RỐI LOẠN CHUYỂN HÓA

– Loạn dưỡng chất trắng-thượng thận

– Bệnh Gaucher’s (rối loạn chuyển hóa lipid bẩm sinh)

– Hội chứng Hurler (bất thường bẩm sinh ở xương và sụn, gây gù lung, dị tật khung xương)

– Bệnh Krabbe (loạn dưỡng chất trắng não, gây động kinh, suy giảm trí tuệ, không sống quá 2 năm)

– Metachromatic leukodystrophy (loạn dưỡng chất trắng não dị sắc, là bệnh trẻ em, gây chết người)

– Bệnh đặc xương, làm xương bị hóa vôi và tự nứt gãy

– Bệnh Wolman (rối loạn quá trình trao đổi chất, lách to, hóa vôi tuyến thượng thận)

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài Viết Liên Quan